Vải voan là một loại vải có từ xưa, đến nay vẫn được sử dụng rất nhiều và phổ biến. Đặc biệt thường được may cho thời trang của phụ nữ và trẻ em. Đây là loại vải có chất liệu mềm, dễ chịu, nhiều kiểu dáng và màu sắc phong phú, người mặc có thể dễ dàng chọn lựa màu mình thích. Vậy vải voan có ưu và nhược điểm gì?
Vải voan là vải gì?
Vải voan là một loại vải dệt trơn, rất nhẹ, thường được làm 100% từ cotton hoặc cotton pha. Nguồn gốc của vải là làm từ sợi nhân tạo nên rất mềm mại. Người mặc có thể cảm nhận được sự nhẹ nhàng, uyển chuyển, thoải mái và cảm giác bay bổng vô cùng thích. Vải voan còn là chất liệu vải mang sự tượng trưng của sự nhẹ nhàng, nữ tính, dịu dàng và vô cùng tinh tế. Tiếng anh của vải là Veil và tiếng Pháp gọi là Voile.
Rất nhiều người bị nhầm lẫn giữa hai loại vải là vải voan và chiffon vì đều có chung nguồn gốc từ lụa. Tuy nhiên hai loại vải này khác nhau ở cách dệt nên được gọi bằng tên khác nhau. Vì voan có kết cấu chắc chắn hơn, khó rách hơn và nhìn đẹp mắt hơn rất nhiều, cảm giác rất mỏng nhẹ và mát nên vải voan là một sự lựa chọn tuyệt vời cho mùa hè của bạn.
Từ ban đầu vải được dệt từ tay nhưng đến nay vải đã được dệt bằng máy nên chất lượng cũng được tăng lên rất nhiều. Vải khá hiện đại và dễ dàng tạo ra nhiều mẫu thiết kế khác nhau và có nhiều loại vải voan như là: voan lụa, voan xốp. voan tơ, voan suông, voan hoa,… Nên người mặc có thể chọn đa dạng loại vải để làm ra nhiều mẫu thời trang khác nhau.
Nguồn gốc của vải voan là từ đâu?
Vải voan có nguồn gốc từ nước Pháp ở thế kỷ 19, sau dần được phát triển và sản xuất rộng trên toàn thế giới. Đến những năm đầu thế kỷ 20, chất voan lụa được biết đến và sản xuất nhiều ở Hoa Kỳ.
Từ ban đầu voan được dệt bằng sợi cotton để may rèm cửa, sau đó vải được sử dụng phổ biến hơn để may thành những chiếc khăn trùm đầu cho cô dâu trong ngày cưới, đến bây giờ vải voan vẫn được sử dụng để làm cho cô dâu.
Tiếp về sau này, chất liệu voan rất được nhiều người ưa chuộng để chọn may mặc. Vải voan có thể trở thành loại vải chính để tạo ra những trang phục đẹp, những chiếc váy, áo kiểu cách hay những bộ đầm xa hoa lộng lẫy cho các cô nàng thượng lưu, lớp vải của voan thường được dùng để may lớp phủ bên ngoài tạo ra sự bồng bềnh, thanh lịch, vô cùng sang trọng.
Ngày nay chất vải voan được dùng cho tất cả phụ nữ ở bất kỳ độ tuổi nào, vải được may phổ biến các kiểu như là trên cánh áo, khăn choàng, lớp phủ ngoài. Do tính chất mỏng manh của loại vải nên cần được giặt tay nhẹ nhàng để bảo quản được loại vải này lâu hơn.
Vải voan có đặc điểm gì?
Vải voan có rất nhiều loại khác nhau nhưng chúng đều có chung đặc điểm với nhau đều có nguồn gốc từ lụa. Chất liệu voan phù hợp để may các trang phục bồng bềnh tạo độ rũ và xòe ra vô cùng dịu dàng và nữ tính. Voan mỏng manh, nhẹ nhàng, có độ xuyên thấu, có độ rũ tự nhiên và không bị nhăn.
Ưu và nhược điểm của voan
Mỗi một loại vải đều sẽ có những ưu và nhược điểm nhất định, vải voan cũng không ngoại lệ. Nếu bạn còn đang phân vân không biết có nên sử dụng loại vải này hay không thì đừng bỏ qua nội dung tiếp theo nhé.
Ưu điểm
Chất liệu vải voan này có những ưu điểm gì mà lại được nhiều người lựa chọn và yêu thích đến như vậy cùng tìm hiểu những ưu điểm của vải nhé.
Màu sắc vải đa dạng, phong phú
Vải voan nổi tiếng về đặc tính nhiều màu sắc nhờ vào chất liệu vải này thấm nhanh và giữ màu lâu. Nếu bạn có một thiết kế nào cần sự đa dạng về màu sắc thì chất liệu voan là một sự lựa chọn tốt cho bạn. Màu nào của vải voan cũng đẹp mắt và sặc sỡ, mang đến sự đa dạng về màu sắc cho người mặc.
Vải không bị nhăn
Vải voan được lòng người mặc trong giới thời trang bởi vì chất liệu không bị nhăn và tạo nếp gấp. Đây là một đặc điểm nổi trội của loại vải này. Những trang phục được làm từ chất liệu này sẽ luôn được phẳng như ban đầu, người mặc không cần lo về việc quần áo của mình sẽ bị nhăn do bỏ tủ đồ.
Mỏng mẹ và mát mẻ khi mặc
Đặc trưng nổi trội của vải voan là về sự mỏng nhẹ. Chất liệu vô cùng mỏng người mặc sẽ cảm nhận được sự mát mẻ, thoải mái không cảm thấy khó chịu, nóng bức khi mặc loại vải này.
Nhờ vào đặc tính này nên chất liệu voan thường được dùng để may những chiếc đầm, váy nhiều tầng mà không sợ bị nặng hoặc nóng khi mặc. Với những ngày thời tiết nóng bức những bộ đồ từ voan sẽ là một sự lựa chọn tuyệt vời cho bạn vì độ thoáng mát và mỏng manh của nó.
Dễ dàng tạo nhiều kiểu khác nhau
Chất liệu voan mềm mại, dễ uốn cong và dễ may nên loại vải này rất dễ tạo ra nhiều kiểu khác nhau. Với những bộ cánh lộng lẫy chúng ta sẽ thường thấy được trang trí và tạo kiểu chính từ vải voan đó là nhờ vào sự mềm mại và dễ tạo ra các đường nét độc đáo trên thời trang đó. Người mặc dễ dàng biến hoá đa dạng mẫu mã từ chất liệu vải này.
Toát ra được nét đẹp nhẹ nhàng cho người mặc
Nhờ vào tính chất mềm mại của vải nên voan được gọi là biểu tượng cho sự nhẹ nhàng, nữ tính của người con gái. Người con gái khi khoác lên mình chiếc đầm từ chất liệu voan sẽ toát ra được nét đẹp thuỳ mị và dịu dàng thu hút bao ánh nhìn. Tuyệt vời hơn khi nó có sự kết hợp cùng các hoa văn, hoạ tiết đẹp mắt tạo ra sự ưng ý nhất cho người mặc.
Nhược điểm
Dễ bị rách vì mỏng: Bởi vì sợi dệt khá mỏng nên vải này sẽ dễ bị rách. Đây là hạn chế của loại vải này. Vải voan dễ may nhưng nếu dùng lực quá mạnh hoặc sơ suất sẽ làm cho các sợi vải bị rách và mất đi giá trị của sản phẩm.
Bụi dễ bám vào voan: Hạn chế tiếp theo của vải này là bụi dễ dàng bám vào. Vì cấu trúc sợi dệt của voan có độ thưa nhất định nên bụi rất dễ bám vào và khó làm sạch. Nên người mặc cần chú ý giữ gìn để giữ cho trang phục làm từ voan của mình luôn được nguyên vẹn và mới.
Không co dãn được nhiều: Chất liệu voan mang một hạn chế nữa là rất ít sự co dãn. Vải sẽ có một độ co giãn ít, nên người mặc cần mặc vừa người không nên mặc quá ôm sẽ khiến bộ trang phục dễ bị rác và bung ra các sợi dệt. Vậy nên, loại vải này không được may làm trang phục thể thao.
Bảo quản sản phẩm vải voan
Khi giặt không nên giặt bằng máy giặt, chỉ nên giặt bằng tay. Và hãy giặt chúng với dầu gội hoặc sữa tắm không nên ngâm trong xà phòng giặt.
Không tác động mạnh vào vải vì voan rất mỏng và dễ rách nên khi giặt không được chà xát bề mặt vải.
Khi phơi chất liệu vải voan sử dụng móc treo bằng gỗ hoặc có bọc vải. Không nên dùng móc nhựa vì màu từ nhựa sẽ dính vào quần áo.
Sau khi phơi bảo quản nơi khô ráo và thoáng mát cho vải. Và ủi vải ở nhiệt độ thấp nhất không được ủi ở nhiệt độ cao vì vải mỏng sẽ làm cháy chất liệu voan.
Các loại vải voan
Voan lụa: Là loại vải phổ biến nhất, được sản xuất từ sợi tơ lụa, chất liệu mềm cùng nhiều tính năng vượt trội của chúng. Từ trước loại vải này chỉ dùng cho giới thượng lưu vì chúng có giá rất cao, nhưng ngày nay nhiều người đã mua được bình thường không còn khan hiếm như trước nữa.
Voan lưới: Là loại voan được làm từ các sợi dệt ngang qua kết hợp cùng sợi dọc. Tạo nên một màng vải lưới, chất liệu vô cùng mịn và mềm.
Voan hoa: Voan không chỉ dừng lại ở một tấm vải đơn sắc, mà để phục vụ cho người mặc. Vải voan đã được tạo thêm các hoạ tiết, hoa văn nhiều màu, nhiều kiểu khác nhau.
Voan tơ: Là loại voan được làm từ sợi nhân tạo, mang lại cảm giác dịu dàng, nữ tính, tung bay, bồng bềnh cho người dùng.
Ứng dụng của chất liệu voan
Voan được dùng chủ yếu trong may mặc nhờ vào đặc tính vô cùng mềm mại. Vải có độ thoáng mát, mỏng, nhẹ nên thường được người dùng ưa chuộng rất nhiều. Thêm vào đó các nhà thiết kế thời trang, thường dùng chất liệu voan để tạo ra các bộ thiết kế lộng lẫy và sang trọng. Hoặc những bộ cánh cô dâu đa số đều được làm từ voan để tạo độ bồng bềnh, thể hiện được nét đẹp của cô dâu trong ngày cưới.
Voan được dùng làm đồ nội thất như là rèm cửa. Rất nhiều người thích dùng vải voan để trang trí cho ngôi nhà của mình thể hiện được phong cách sang trọng và nhẹ nhàng.
Voan còn được làm những cánh hoa handmade để trang trí và tạo ra các sản phẩm thủ công bắt mắt khác.
Voan được làm ra bằng cách dệt các sợi ngang và sợi dọc với trong lượng bằng nhau để tạo ra một tấm vải dạng lưới, lưới giống như hiệu ứng mềm mỏng, nhẹ nhàng và mịn màng. Các sợi của vải được xoăn nhẹ lại với nhau giúp vải có thể dịch chuyển theo hướng khác nhau dễ dàng hơn.
Sau khi đã dệt được tấm vải voan, người thợ dệt thêm một lần trên bề mặt vải nữa để có thể tạo ra một tấm vải hoàn hảo hơn. Mảnh vải sẽ được kẹp giữa hai tấm giấy và được giữ lại với nhau để cắt vải dễ hơn. Sau đó cuối cùng tấm vải được tách cẩn thận ra tấm giấy.
Kết luận
Qua bài viết trên chúng ta đã hiểu rõ hơn về vải voan và các đặc tính, nguồn gốc của loại vải này. Các bạn đã hiểu rõ hơn về chất liệu này và có thể chọn cho mình một màu sắc, loại vải của voan đẹp nhất để tạo ra thời trang cho mình nhé. Mong rằng bạn có thêm các kiến thức hữu ích về voan, có thể phân biệt các loại và bảo quản chất liệu voan một cách chính xác nhất nhé.