Kinh nghiệm may váVải Chiffon là gì? Vải Chiffon thường dùng để làm gì?

Vải Chiffon là gì? Vải Chiffon thường dùng để làm gì?

Vải Chiffon là loại vải mềm mại và sang trọng nên thường được dùng sản xuất các sản phẩm thời trang cho nữ. Loại vải này được rất nhiều người yêu thích và mang tính ứng dụng cao. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nguồn gốc, đặc tính cũng như cách bảo quản của loại vải này nhé!

Vải Chiffon là loại vải gì?

Tại Việt Nam, vải Chiffon còn được gọi là vải voan, tiếng Pháp còn gọi là Chiffe và có tên khoa học là georgette. Loại vải này có xuất xứ từ Pháp và được dệt bằng sợi dọc crepe xoắn và sợi ngang. 

Đây là loại vải mỏng nhẹ, dùng trong may mặc quần áo, chăn ga hay đồ trang trí. Đặc trưng của vải chiffon là phần lưới được đan dệt dưới dạng bán lưới tạo nên độ mềm mại, sang trọng. 

Bề mặt vải Chiffon nhìn rất mịn nhưng khi sờ vào lại có cảm giác hơi thô và nhìn có độ bóng vừa phải. Nhiều người hay nhầm lẫn vải Chiffon với vải ren. Tuy nhiên, loại vải này được dệt khít hơn. 

Độ dày, mỏng, trong suốt của vải Chiffon phụ thuộc vào đặc tính của chỉ, số lượng đường may và mật độ dệt của sợi ngang, dọc. Sợi vải sau khi tinh chế sẽ co lại tạo nên nếp nhăn. Đây cũng là lý do khi sờ vải có độ nhám nhẹ.

Vải Chiffon in họa tiết
Vải Chiffon in họa tiết

Chất liệu làm nên vải Chiffon

Khi mới xuất hiện, vải Chiffon được tạo nên hoàn toàn từ lụa. Tuy nhiên, do nguyên liệu này có giá thành khá cao nên đến năm 1983 vải Nylon ra đời và được dùng dệt vải Chiffon đến tận ngày nay. 

Nylon, polyester và sợi polyester là những chất liệu được dùng nhiều nhất hiện nay do chi phí thấp. Các loại sợi này cũng rất bền và chống chọi vết bẩn rất tốt nên được rất nhiều người ưa chuộng. Hiện nay, sợi tự nhiên như bông, lụa vẫn được dùng sản xuất vải Chiffon để tạo ra các sản phẩm cao cấp.

Vải có lịch sử phát triển cụ thể như thế nào?

Từ những năm 1700, vải Chiffon được sử dụng rộng rãi tại Châu Âu và được giới quý tộc rất yêu thích. Lúc bấy giờ, loại vải này được gọi với tên tiếng Pháp là Chiffo. Do được giới quý tộc ưa chuộng, Chiffon cũng hiển nhiên trở thành loại vải tượng trưng cho tầng lớp thượng lưu.

Vải Chiffon nhiều người được sử dụng làm đồ lót vào thế kỷ 19. Giai đoạn này, chất liệu lụa vẫn là ưu tiên hàng đầu sản xuất loại vải này. Do đó, hầu như chỉ có giới quý tộc, có địa vị trong xã hội mới sử dụng chúng.

Năm 1938, nilon ra đời tạo bước ngoặt cho ngành công nghiệp may mặc. Chất liệu làm nên vải Chiffon cũng được thay đổi từ đây. Nylon có giá thành rẻ và độ bền cao nên việc sản xuất vải từ vật liệu này mang lại những sản phẩm phù hợp với mọi tầng lớp lúc bấy giờ.

Đến năm 1958, polyester đã tạo nên một cuộc cách mạng mới cho vải Chiffon. Bởi loại sợi này giá thành thấp hơn cả nylon và độ bên rất tốt. Do đó, đây cũng chính là loại sợi phổ biến nhất để dệt vải Chiffon cho đến tận ngày nay.

Bật thầy trong việc tạo ra vải Chiffon chính là James Galanos. Những năm 1950, các bộ trang phục ông làm ra luôn được nhiều người săn đón bởi mẫu mã đẹp mắt và thiết kế tỉ mỉ từ của ông.

Vải Chiffon làm từ lụa
Vải Chiffon làm từ lụa

Vải Chiffon có đặc tính gì?

Vải có những đặc tính riêng biệt của mình tạo nên sức hút đối với nhiều người, cụ thể: 

Tính chất vật lý của vải Chiffon

  • Vải mỏng, mềm, nhẹ, có thể nhìn xuyên qua các sợi vải.
  • Có độ bóng nhẹ
  • Khi sờ vào có cảm giá hơi thô

Tính chất hoá học của vải Chiffon

  • Không phải màu trong nước
  • Khi gặp nhiệt độ cao, vải dễ bắt cháy
  • Thay đổi hình dạng khi gặp axit, kiềm

Ưu, nhược điểm của vải Chiffon

Loại vải này có rất nhiều ưu và nhược điểm riêng, chi tiết gồm có: 

Ưu điểm

  • Không gây kích ứng với da: Loại sợi dệt vải Chiffon thường là sợi tổng hợp hoặc có nguồn gốc thực vật nên hoàn toàn không gây kích ứng với da, kể cả da trẻ em. Loại vải này cũng được nhiều người sử dụng thay cho vải len dễ bị kích ứng. Các nghiên cứu cho thấy, bệnh nhân có tiền sử dị ứng với vải len khi dùng vải Chiffon thì không có dấu hiệu dị ứng.
  • Có độ mỏng nhẹ: Vải Chiffon có độ thoáng dao động từ 17-50g/1m2. Với kết cấu dệt các sợi vải có độ thưa tạo cho vải Chiffon luôn mỏng nhẹ, thoáng khí. Loại vải rất nhanh khô, ngay cả khi phơi dưới thời tiết âm u. 
  • Bắt sáng tốt: Đặc điểm trong suốt của vải giúp chúng bắt sáng tốt. Cộng thêm sự đa dạng màu sắc khiến loại vải này luôn toát lên sự sang trọng, quyến rũ mà không cô gái nào không mê mẩn.
  • Thiết kế đa dạng: Như đã nói loại vải này rất thông dụng nên được sử dụng rất nhiều trong việc sản xuất trang phục, phụ kiện. 
  • Giá thành không cao cũng khiến sản phẩm này ngày càng trở nên phổ biến hơn. Từ đó, các thiết kế từ vải Chiffon trở nên đa dạng, linh hoạt và mang một phong cách rất riêng biệt.

Nhược điểm

Tất nhiên, bất kỳ loại vải nào cũng sẽ có nhược điểm. Cùng điểm qua một số nhược điểm của vải Chiffon nhé:

  • Dễ sờn mép: Do được dệt thưa nên loại vải này cũng dễ bị sờn ở phần mép vải. Nếu thợ may không sử lý tốt thì rất dễ bị bong chỉ khi sử dụng. Loại vải này cũng ít được sử dụng cho người vận động mạnh vì hầu như không có độ co dãn.
  • Khó khăn khi cắt may: Loại vải này đòi hỏi người thợ phải rất cẩn thận và tỉ mỉ khi cắt vì nó có độ trơn bóng. Chính vì vậy, quá trình cắt may tốn nhiều thời gian và công sức. Nên sử dụng bề mặt nhám để cố định vải. Tuy nhiên cũng nên hết sức cẩn thận khi kéo ra để tránh làm hỏng vải.
  • Vải Chiffon khó vệ sinh: Mặc dù loại vải này ít bám bụi nhưng khi dính bẩn rất khó vệ sinh. Không thể sử dụng các chất tẩy rửa quá mạnh hay nước nóng vì rất dễ làm vải biến dạng, hư hỏng. Đồng thời, khi gặp các hoá chất, sản phẩm từ vải Chiffon cũng rất dễ bay màu.

Vải Chiffon có nhiều ưu điểm
Vải Chiffon có nhiều ưu điểm

Phân loại và ứng dụng cụ thể của vải 

Trên thị trường có rất nhiều loại vải Chiffon được dệt từ nhiều loại sợi khác nhau tùy vào mục đích của người dùng. Do đó, giá cả của mỗi loại cũng có sự khác biệt rất lớn. Nhìn chung người ta thường phân loại như sau:

Vải Chiffon chất liệu tự nhiên

Tuy nguyên liệu tự nhiên có giá thành cao nhưng lại rất an toàn cho sức khỏe. Tuy nhiên, ngày nay vải Chiffon từ sợi tự nhiên có số lượng hạn chế vì quy trình phức tạp và giá thành cao.

Lụa và satin là hai chất liệu cơ bản và lâu đời nhất của loại vải này. Chất liệu này cũng cho thấy sự sang trọng và tinh tế của chủ nhân. Do đó, ngày nay nhiều người vẫn lựa chọn chúng cho các dòng sản phẩm cao cấp.

Sử dụng vải từ nguyên liệu tự nhiên giúp người mặc cảm thấy dễ chịu, thoải mái và toát lên sự sang trọng, đẳng cấp. Bên cạnh đó, chất liệu này cũng dễ nhuộm màu và in ấn. Tạo nên các sản phẩm từ loại vải này có họa tiết rất bắt mắt.

Vải Chiffon chất liệu nhân tạo

Những loại sợi nhân tạo như polyester nylon phổ biến sản xuất vải này. Điểm khiến chúng phổ biến chính là giá thành thấp và độ bền cao. Nhiều người có mức thu nhập trung bình hay thấp vẫn có thể sử dụng được. Các sản phẩm này cũng dễ vệ sinh hơn.

Tuy nhiên, sợi nhân tạo lại khó nhuộm và in hơn lụa. Nhưng không vì thế mà mẫu mã kém đa dạng hơn. Bên cạnh đó, do kết cấu lỏng lẻo nên loại sợi này dễ dàng bị tước sợi hay tưa chỉ hơn.

Những loại vải như Double Faced Chiffoni, Double Faced Chiffoni,… 100% sử dụng polyester. Loại sợi này có đầy đủ đặc tính của sợi nhân tạo polyester như là:  chống tĩnh điện và  ít nhăn co. Độ bóng của loại sợi này cũng được đánh giá cao nên thích hợp cho các cô nàng yêu thích sự lung linh và những chiếc váy công chúa.

Nhiều loại sợi dùng để làm nên vải Chiffon
Nhiều loại sợi dùng để làm nên vải Chiffon

 Phân loại dựa trên kết cấu

Cách dệt khác nhau tạo nên kết cấu vải khác nhau. Do đó, tuỳ vào kết cấu mà có nhiều loại vải Chiffon khác nhau. chameleon chifoni, double faced chifoni, Silk Satin Chifoni, Chifoni With Lurex,… là những chất liệu nổi tiếng. 

Chất liệu Pearl chiffon hay còn gọi là voan ngọc trai, được bổ sung thêm lớp lót để tăng hiệu ứng bắt sáng  cho chất liệu. Chất liệu này có thể có màu vàng hoặc bạc. Những bộ đồ voan ngọc trai sẽ làm nổi bật  lên những bước nhảy uyển chuyển của các vũ công với ánh đèn lấp lánh của sân khấu. 

Chất liệu Jacquard Chiffon hay còn gọi là voan hoa. Loại sợi này khá mỏng, nặng và có độ thoáng khí cao, thích hợp cho các trang  phục mùa hè như váy dài, áo sơ mi, khăn quàng cổ. 

Mặt vải mờ đục làm giảm đặc tính trong suốt của các loại vải voan truyền thống. Chất liệu Jacquard Chiffon thường sử dụng các họa tiết  in nhỏ. 

Voan lụa crepe có độ nhẹ đặc biệt, bề mặt thô ráp được sử dụng nhiều, khi cọ xát hai mặt vải với nhau, voan này tạo ra tiếng kêu tanh tách và cảm giác hơi bỏng tay. 

Ứng dụng của vải Chiffon

Chất liệu và kiểu dáng đa dạng nên loại vải này cũng được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực thời trang khác nhau. Những loại trang phục thường nhật như: váy, áo sơ mi, đồ công sở cũng sử dụng loại vải này.

Trang phục cưới sử dụng nhiều nhất loại vải Chiffon bởi sự bồng bềnh và lấp lánh tạo nên những bộ soiree cưới vô cùng bắt mắt. Bất kỳ cô dâu nào cũng muốn trở nên thật lộng lẫy trong ngày cưới của mình. Chất liệu này sẽ giúp các nàng trở thành một cô công chúa thực sự trong hôn lễ.

Các phụ kiện thời trang như khăn tay, băng đô hay voan cài đầu cô dâu đều được sử dụng chất liệu này. Đây là loại vải phổ biến cho các phụ kiện xinh xắn của các bé gái được nhiều mẹ lựa chọn để làm điệu cho các con.

Ngoài ra đồ trang trí cũng lựa chọn vải Chiffon để tạo nên sự sang trọng. Đặc biệt là các bữa tiệc cưới không thể nào thiếu các phụ kiện như: rèm, khăn trải bàn, vỏ bọc ghế…

Vải Chiffon sử dụng phổ biến cho váy cưới
Vải Chiffon sử dụng phổ biến cho váy cưới

Kết luận 

Trên đây là các đặc tính, lịch sử cũng như ứng dụng của vải Chiffon- một loại vải phổ biến hiện nay. Hi vọng qua bài viết có thể cung cấp cho bạn nhiều thông tin về loại vải này. Đồng thời giúp bạn có cách thức sử dụng và bảo quản chúng thật tốt.

Xem nhiều nhất