Vật liệu may váVải polyester, nguồn gốc, đặc tính và các lưu ý khi sử...

Vải polyester, nguồn gốc, đặc tính và các lưu ý khi sử dụng

Vải polyester – một trong những loại vải khá là phổ biến và được ứng dụng khá nhiều hiện nay trong ngành công nghiệp thời trang hay là sản xuất chăn gối… Để cùng tìm hiểu về các đặc tính, ưu nhược điểm của loại vải này là gì và các lưu ý khi sử dụng ra sao các bạn đừng bỏ lỡ bài viết sau đây. 

Vải Polyester và các đặc tính cơ bản

Vải Polyester là tên ngắn gọn của một loại sợi polyme tổng hợp, nhân tạo có tên gọi là polyethylene terephthalate được ra đời từ năm 1951. Chất liệu chính để tạo nên vải loại vải này đấy chính là không khí, than đá và dầu mỏ.

Xét về bản chất  thì chất liệu vải polyester chính là một loại nhựa, được tạo ra từ các phương pháp hóa học và các dạng sợi cơ bản được làm ra gồm sợi thô, sợi xơ, sợi fiberfill và sợi filament. Hiện nay, sợi polyester đã được ứng dụng khá là nhiều để sản xuất ra các sản phẩm quần áo hay là đồ dùng thông dụng trong đời sống hàng ngày.

Đặc tính của vải polyester bao gồm các đặc tính sau:

  • Sợi poly có cấu trúc tương đối dày dặn khi quan sát bề mặt vải, bạn có thể thấy rằng các sợi được dệt khích nên khá dày và có khả năng chống thấm đáng kể cho vải.
  • Các sợi vải polyester có một đặc điểm chung đấy chính là trọng lượng lớn so với các loại sợi khác và điều này khiến cho các thước vải tuy cùng diện tích nhưng lại nặng hơn các loại vải khác khá là nhiều. 
  • Chất polyester còn được biết đến là sợi nhựa nên có khả năng chống thấm nước khá cao nên được dùng để làm áo mưa hay là ô dù. 
  • Nếu chất liệu vải cotton được biết đến là chất vải dễ nhăn, khó giữ form thì ngược lại vải polyester lại khắc phục được hoàn toàn các nhược điểm này. Vải poly có bề mặt bóng và có khả năng chống nhăn tốt nên không cần tốn thời gian là ủi. 
Vải polyester - Nguồn gốc, đặc tính và các lưu ý khi sử dụng
Vải polyester – Nguồn gốc, đặc tính và các lưu ý khi sử dụng

Nguồn gốc vải Polyester

Chất liệu vải polyester được tìm ra lần đầu tiên vào năm 1941 bởi 2 nhà khoa học người Anh là John Rex Whinfield và James Tennant Dickson. Đến năm 1946, DuPont đã chính thức mua bản quyền sản xuất sợi polyester tại Mỹ và bắt đầu sản xuất loại sợi này vào năm 1951 dưới cái tên Dacron. 

Về sau nhờ vào các thước phim quảng cáo và poster treo đầy ở khắp nơi nên trên đường phố mà loại vải polyester đã trở nên phổ biến vào những năm 1970. Những năm này được đánh giá là thời kỳ đỉnh cao của loại sợi vải này và dần được ứng dụng nhiều hơn, những bộ suit lấp lánh của thời kỳ này được làm chủ yếu từ chất liệu vải polyester

Quy trình sản xuất vải Polyester thông dụng 

Quy trình sản xuất vải polyester được diễn ra khá là phức tạp với nhiều công đoạn khác nhau có thể kể đến như

Bước 1: Phản ứng trùng hợp

Người ta sẽ trộn 2 chất Dimethyl Terephthalate và Ethylene glycol lại với nhau thành một hỗn hợp sau đó cho thêm chất xúc tác. Tiếp theo các công nhân sẽ đun nóng ở nhiệt độ từ 50 đến 210 độ C để tạo ra hợp chất có tên là monomer. Khi đã có hỗn hợp này người ta sẽ trộn monomer với Axit Terephtalic ở nhiệt độ 280 độ để có thể tạo thành polyester hóa lỏng có những dải khá dài. 

Bước 2: Sấy khô

Dải Polyester sau khi đã thu được sẽ tiến hành đem đi sấy khô và làm mát cho đến khi sợi trở nên giòn tiếp đến các sợi này sẽ được cắt thành nhiều mảnh nhỏ và tiếp tục được sấy khô thêm một lần nữa. Mục đích của việc sấy hai lần là để sợi Polyester thành phẩm có chất lượng sử dụng tốt nhất và có thể bền bỉ theo thời gian. 

Bước 3: Kéo sợi vải polyester

Sợi vải polyester sau khi đã được cắt thành nhiều mảnh nhỏ sẽ tiếp tục được đêm đi nấu chảy ở nhiệt độ 260 – 270 độ để  có thể tạo thành dung dịch polyester hỗn hợp có kết cấu đặc sệt giống siro. Dung dịch polyester này sau khi đã nấu chảy sẽ được đặt trong ổ phun sợi và được đùn ép qua những chiếc lỗ nhỏ với nhiều dạng khác nhau, hình trò là dạng phổ biến nhất. 

Kích thước sợi vải polyester được tạo thành được xác định qua mật độ lỗ trong ổ phun, tùy theo kích thước sợi vải được làm ra mà mật độ phun sẽ khác nhau. Sau khi phun, tất cả các sợi nhỏ này sẽ được xoắn lại với nhau tạo thành những sợi đơn. Trong quá trình kéo sợi thì người ta có thể trộn thêm nhiều loại hỗn hợp để giúp khắc phục các tình trạng như là kháng khuẩn, kháng cháy. 

Bước 3: Kéo sợi vải polyester
Bước 3: Kéo sợi vải polyester

Bước 4: Kéo căng

Sợi vải polyester thành phẩm sau khi đã kéo sợi sẽ có độ mềm nhất định và có thể kéo giãn ra với chiều dài gấp hàng trăm lần so với chiều dài ban đầu. Sau khi đã được thay đổi về độ dày hay là kích thước thì nhà sản xuất sẽ liên kết các sợi này lại với nhau giúp sợi có được độ mềm và độ cứng như là yêu cầu. 

Bước 5: Cuốn sợi

Sợi vải polyester sau khi đã được kéo căng thành công sẽ được mang đi ép vào ống sợi lớn  hoặc là được đóng thùng để bắt đầu mang đi tiêu thụ trên thị trường. 

Ưu nhược điểm vải polyester là gì?

Cũng như các loại chất liệu vải khác thì vải polyester cũng có những ưu nhược điểm  nhất định như sau: 

Ưu điểm

Loại vải này sẽ có những ưu điểm như:

  • Vải polyester có thể giữ được hình dáng ban đầu và có khả năng chống co rút cũng như độ giãn tốt nên bền bỉ  do đó thời gian sử dụng khá lâu.
  • Chất liệu polyester có cấu trúc chắc chắn nhờ quá trình kéo các sợi của nhà sản xuất thì các sợi vải đã cuộn chặt vào nhau nên có thể chống nhăn tốt và khó bị mài mòn do tác động khi sử dụng.
  • Các sản phẩm có khả năng chống nước khá cao nên và cũng khó bị phai màu.
  • Chất liệu polyester chủ yếu được sử dụng cho ngành thời trang may mặc do đó loại vải này có khả năng nhuộm màu khá tốt và khó bị phai màu dù thời gian sử dụng lâu
  • Quá trình sử dụng và bảo quản khá dễ dàng giặt giũ và phơi thoải mái nhờ vào khả năng chịu lực vải tốt nên các sản phẩm làm từ vải polyester cũng có thể dễ dàng sấy khô  mà không sợ tác dụng nhiệt làm vải bị hỏng. 
  • Do được sản xuất từ các loại nguyên liệu có giá thành rẻ nên loại vải này có chi phí sản xuất thấp không như các loại vải làm từ thiên nhiên khác. 
  • Polyester có bề mặt vải trơn nhẵn ít bám bụi khi sờ vào khá là mềm mại và có khả năng chống thấm nước khá là cao. 
Ưu nhược điểm vải polyester mà bạn cần biết
Ưu nhược điểm vải polyester mà bạn cần biết

Nhược điểm

Vải polyester có những nhược điểm như sau: 

  • Chất vải poly khá là dày và có độ thấm hút kém nên khi mặc khá là nóng và không phù hợp để mặc vào thời tiết mùa hè.
  • Polyester là một loại sợi vải tổng hợp nên khả năng phân hủy của chúng trong môi trường tự nhiên khá là thấp, quá trình sản xuất lại thải ra khá là nhiều khí và chất độc ảnh hưởng đến môi trường sống.
  • Vải Polyester khi pha thêm chất cotton sẽ mềm mịn nên khá là dễ cháy.

Để khắc phục nhược này thì hiện nay các nhà sản xuất đã kết hợp vải với một số loại chất liệu khác như là cotton, modal… Do đó trong quá trình sử dụng bạn sẽ cảm thấy dễ chịu và thoải mái hơn chứ không cảm thấy thô cứng khó chịu. 

Ứng dụng phổ biến của vải polyester là gì?

Với những ưu điểm nổi bật mà chất liệu vải này đang sở hữu thì hiện nay polyester được ứng dụng rất nhiều trong may mặc hay là các ngành công nghiệp khác có thể kể đến như: 

May mặc 

Vải polyester là nguyên liệu phổ biến được ứng dụng khá nhiều trong ngành công nghiệp may mặc, nếu để ý sẽ thấy polyester đang là chất liệu chính để sản xuất quần áo. Tuy chất liệu vải này có phần dày song polyester khi kết hợp với cotton sẽ có khả năng thấm hút mồ hôi khá là cao, do đó đem đến cảm giác thoải mái cho người sử dụng.

Ngoài ra, vải polyester cũng có thể được ứng dụng để sản xuất các sản phẩm khác với khả năng chống thấm cao như là túi xách, áo mưa, ô dù.

Ứng dụng cơ bản của vải polyester hiện nay
Ứng dụng cơ bản của vải polyester hiện nay

Công nghiệp

Trong lĩnh vực công nghiệp thì vải polyester cũng thường được ứng dụng để làm  nên các vật liệu cách nhiệt. Sở loại vải này được dùng để làm các vật liệu này là vì nó có những ưu điểm nổi trội như không hút ẩm và khá khó dính bẩn, có khả năng kháng khuẩn và kháng bụi tốt. Ngoài ra loại vải này còn có thể dễ dàng bắt màu nhuộm và không bị phân hủy bởi nấm mốc xâm nhập từ môi trường. 

Chăn ga gối đệm

Ngoài được ứng dụng trong công nghiệp, may mặc thì vải polyester cũng được ứng dụng để làm lớp cách điện  trong đệm hay là các loại chăn bông, gối… Chăn ga gối đệm nếu như được làm hoàn toàn từ vải này sẽ dễ bị tích tụ điện, khi cọ xát sẽ gây nên tĩnh điện được tích tụ khiến mái tóc của bạn bị xù và rối.

Để loại bỏ vấn đề này các nhà sản xuất chăn ga đã pha vải polyester cùng với với các loại sợi ổn định chẳng hạn như cotton để tăng khả năng thấm hút mồ hôi và hạn chế tình trạng tích tụ tĩnh điện. 

Đồ nội thất

Nhờ vào đặc tính chống nhăn nên hiện nay chất liệu vải polyester cũng được ứng dụng khá là nhiều trong lĩnh vực nội thất và đồ trang trí. Đồ nội thất sử dụng chất liệu polyester sẽ bền và giữ được bề mặt căng bóng như như ban đầu cũng như có thể chống thấm nước hiệu quả. 

Lưu ý khi sử dụng vải poly mà bạn cần nắm 

Vải polyester có độ bền khá là cao tuy nhiên để có thể sử dụng loại vải này trong thời gian lâu mà vẫn giữ nguyên được độ mới như ban đầu thì các bạn nên lưu ý các vấn đề sau:

  • Hạn chế dùng chất tẩy mạnh để cho vải không bị phai màu nhanh và đảm bảo cấu trúc bề mặt vải. 
  • Phơi mặt trái để tránh tình trạng bị phai màu và bị thô ráp nếu tiếp xúc ánh sáng quá lâu.
  • Tránh tiếp xúc nhiệt độ cao khiến vải bị nóng chảy. 
Lưu ý khi sử dụng vải poly mà bạn cần nắm
Lưu ý khi sử dụng vải poly mà bạn cần nắm

Kết luận

Bài viết trên là tất tần tật các thông tin mà chúng tôi muốn gửi đến bạn đọc về loại vải polyester cũng như các ứng dụng và lưu ý khi sử dụng loại vải này. Có thể thấy đây là loại vải có độ bền cao có khả năng chống thấm nước tốt cũng như không bị nhăn do các tác động bên ngoài do đó đã được ứng dụng khá là nhiều vào cuộc sống. 

Xem nhiều nhất