Tin tức chuyên ngànhVải Mango - Loại vải đẹp và xu hướng được giới trẻ...

Vải Mango – Loại vải đẹp và xu hướng được giới trẻ lựa chọn

Vải Mango là một loại vải mới được tìm thấy trên thị trường may mặc, tham gia tích cực vào trong các công đoạn sản xuất, gia công phụ kiện, quần áo, thời trang cho nhiều lứa tuổi. Dần trở thành ngôi sao sáng không thể thiếu trong ngành thiết kế của Việt Nam.

Vải Mango là vải gì?

Vải Mango là loại vải có chất liệu tinh xảo, khả năng co giãn tương đối, thành phần cấu tạo phần lớn từ chất Poly chiếm đến hơn 90%, 10% còn lại là sự góp mặt của Spandex. Sẽ thường bắt gặp loại vải này khi đến các cửa hàng chuyên bán và thiết kế áo sơ mi cao cấp.

Lý do lớn nhất để giúp cho vải Mango trở nên nổi tiếng và phổ biến hiện nay là nhờ vào khả năng tôn dáng người mặc, thông qua việc làm chất liệu cấu thành nên vô số sản phẩm như váy lụa, sơ mi, áo choàng,… Khi dùng chất liệu này may đồ, sẽ được người dùng hết lời khen ngợi bởi sự thoải mái và dễ chịu.

Chất liệu vải nhìn chung có sự dày dặn nhất định, khi sử dụng sẽ cho ra form siêu chuẩn, làm hoàn thiện các thiết kế không thua kém gì so với trên bản vẽ. Có thể nói loại vải này chính là một phát minh tuyệt vời được tạo ra từ sự chăm chỉ và sáng tạo không ngừng của những kỹ sư ngành may dệt.

Dù không có một thành phần tự nhiên nào trong vải Mango, nhưng nó vẫn đảm bảo về độ an toàn cho người tiêu dùng. Bởi vì sợi tổng hợp và sợi nhân tạo được kết hợp một cách vô cùng tinh tế, khoa học và logics. Được săn đón và có mặt trên nhiều quốc gia nổi tiếng của ngành thời trang như: Hàn Quốc, Bali, Paris, MiLan,…

Vải Mango nhìn cận cảnh vẫn thấy sự mịn màng rõ rệt
Vải Mango nhìn cận cảnh vẫn thấy sự mịn màng rõ rệt

Đặc điểm của Vải Mango

Vải Mango là loại chất liệu được nhiều bạn trẻ lựa chọn quan tâm, dù không phải là một dòng vải được tạo ra từ các nguyên liệu đắt tiền và cao cấp. Nhưng chính sự hoàn chỉnh của nó đã nâng tầm giá trị của nhiều mặt hàng trên thị trường. 

Đặc điểm lớn nhất để nhân dạng loại vải này trên thị trường đó là trọng lượng nhẹ, độ bền cao, khả năng chống nhăn, màu sắc đa dạng,… Khi sờ vào sẽ truyền đến một cảm giác mát mẻ và thông thoáng, giúp cho người mặc không bị khó chịu hay cộm, giải quyết được hầu hết khuyết điểm của những chất liệu thiên nhiên gặp phải.

Bên cạnh đó, do là thành phần cấu tạo nhân tạo nên người chế tác có thể điều chỉnh mềm, mỏng, dày dặn, thông thoáng, thoát khí,… Theo nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng, do đó vải Mango có nhiều phân loại là như vậy. Giá thành thấp, nhưng lợi nhuận cao là thứ mà các nhà sản xuất quyết định đầu tư vào vải này.

Ưu nhược điểm của Vải Mango

Để có thể nhìn thấy được ưu điểm và nhược điểm chi tiết của vải Mango, cần căn cứ vào đặc điểm cơ bản của nó, tùy vào thành phần, liều lượng khác nhau mà sẽ cho ra những sự chênh lệch.

Ưu điểm của Vải Mango

Với một danh sách ưu điểm dày đặc, là lợi thế để có thể cạnh tranh với các loại vải khác trên thị trường. Không chỉ sở hữu được một lượng người tiêu dùng đông đảo, mà còn có rất nhiều nhãn hàng thời trang, thương hiệu đẳng cấp trên thế giới hướng đến.

  • Trọng lượng: với một trọng lượng nhẹ nhàng, đem đến cho người mặc cảm giác thoải mái, dễ chịu và luôn ưu tiên trong tất cả các buổi du lịch, đi xa. Để có thể tiết kiệm được không gian trong vali đồ.
  • Độ bền: một loại chất liệu được hình thành từ các nguyên liệu nhân tạo, sẽ có độ bền cao hơn so với những loại vải đến từ tự nhiên, do đó khả năng chống mòn, xước, sờn, xù lông dường như là tuyệt đối.
  • Chống nhăn: hầu như tất cả những loại vải được dệt từ sợi tự nhiên, sẽ dễ nhăn nhanh hơn so với vải Mango. Do đó thường được chọn để may đồ công sở, tiết kiệm thời gian ủi, giặt,…
  • Giá cả: mặc dù là một loại vải có giá thành thấp, nhưng nó góp phần tạo nên những sản phẩm có giá trị cao. Mang đến nguồn lợi kinh tế cho nhà sản xuất, thương hiệu thời trang toàn thế giới.
Màu sắc khi nhuộm trên Vải Mango phản màu rất tốt
Màu sắc khi nhuộm trên Vải Mango phản màu rất tốt

Nhược điểm của Vải Mango

Để đổi lại được vô số ưu điểm đã nêu bên trên, vải Mango phải đối diện với nhiều khuyết điểm không thể tránh khỏi. Căn nguyên bắt nguồn từ việc không sử dụng nguyên liệu nhiên nhiên để hình thành nên góc vải hoàn chỉnh.

Do sử dụng sợi nhân tạo và sợi tổng hợp thay cho các thành phần tự nhiên như tằm, sợi tơ, bông,… Cho nên, sẽ giảm đi sự thân thiện với môi trường, vì không có khả năng phân hủy sinh học, như các loại vải cotton, đũi, lụa. Không những vậy, trong quá trình sản xuất, tạo tiết ra nhiều chất độc hại ngoài ý muốn, làm ô nhiễm nguồn nước và nguồn đất.

Độ co giãn của vải cũng là một trong những vấn đề được mọi người bàn tán khá nhiều.Một loại chất liệu, chỉ cho mức đàn hồi nằm ở sự tương đối, nếu không muốn nói là quá ít. Dẫn đến kết quả, người mặc cảm thấy khó chịu khi số đo có sự sai lệch. Trang phục trở nên bó sát và gây ra các vấn đề bất tiện. 

Loại vải này có chất vải quá dày, không có khả năng giữ nhiệt cao, mà ngược lại còn khiến cho người mặc cảm thấy bực bội, khó thở. Không khuyến khích dùng cho những sản phẩm may mặc vào mùa đông.

Khả năng co dãn kém của vải là gây ra nhiều bất tiện
Khả năng co dãn kém của vải là gây ra nhiều bất tiện

Vải Mango có mấy loại?

Vải Mango được tạo ra dựa vào trình độ kỹ thuật tiên tiến của ngành dệt may, nên không phải quốc gia nào cũng có khả năng theo kịp để sản xuất và cung cấp loại vải này cho thị trường thế giới. Hiện nay, những nhãn hàng thời trang và thương hiệu có tiếng sẽ ưu tiên cho loại vải được xuất khẩu từ Hàn Quốc, Nhật Bản,…

Sở dĩ, lại có sự phân biệt về nguồn gốc hình thành, vì đây chính là hai quốc gia dẫn đầu, dựng cờ khởi hành trong việc sản xuất vải nhân tạo. Trong khi tất cả các nước trên thế giới, vẫn còn mày mò với các phương pháp thủ công, chế tạo ra góc vải lành tính, thân thiện với môi trường từ những nguyên liệu tự nhiên. 

Không may mắn cho Hàn Quốc và Nhật Bản là hai quốc gia nằm trong khu vực khó trồng trọt nguyên liệu tự nhiên thích hợp để làm vải. Nên dẫn họ tìm đến các kỹ sư hóa học và vật lý để đi tìm công thức chế tạo chất thay thế, giải quyết vấn điều thiếu vải trong nước, từ đó Mango Hàn và Nhật chính thức ra đời.

Vải Mango Hàn Quốc

Đầu tiên, khí hậu và môi trường ở Hàn Quốc sẽ không giống với Nhật Bản, do đó trong cấu trúc của thành phần cấu tạo vải Mango cũng sẽ có sự biến đổi để phù hợp hơn với quốc gia sản xuất. Điều này chính là một trong những điểm cốt lõi để có thể giữ chân người tiêu dùng, lựa chọn sản phẩm trong nước. 

Nói về sự phổ biến, vải Mango được xem như là một trong những top vải đầu được lựa chọn trong ngành thời trang của Hàn Quốc. Với chất liệu mỏng nhẹ, giữ tốt form dáng, không gây ra các hiện tượng nhăn nhúm, thích hợp để may các trang phục công sở, trình diễn,… 

Vải Mango Nhật Bản

Có những tính chất và độ phủ sóng tương tự như Mango Hàn Quốc, tuy nhiên nó sẽ có độ dày kém hơn, vì không khí ở Nhật sẽ không lạnh như ở Hàn Quốc vào một số mùa trong năm. Nhưng nếu rơi vào mùa lạnh nhiều, thì nhà sản xuất cũng sẽ linh hoạt để gia giảm trong quá trình cung ứng vải may mặc. 

Ứng dụng của Vải Mango

Hầu hết tất cả các loại vải đều được ứng dụng nhiều nhất trong ngành may mặc, tuy nhiên vải Mango chính là một trong những điểm đặc biệt. Ngoài việc tham gia vào các quá trình sản xuất hàng may sẵn, thiết kế, nó còn góp phần trọng yếu trong việc tạo ra những đồ dùng trang trí nội thất đẹp và bắt mắt. 

Bởi giá thành phải chăng, chất liệu gia công tỉ mỉ, nên người ta thường ưu tiên may rèm họa tiết, khăn trải bàn,… Vì đa số thành phần của nó đều dùng nguyên liệu nhân tạo, nên khả năng lành tính và thân thiện với môi trường không cao, việc chọn may những đồ dùng khác ngoài quần áo là lựa chọn thông minh.

Nên chọn Vải Mango có màu sắc tươi sáng khi mua đồ công sở
Nên chọn Vải Mango có màu sắc tươi sáng khi mua đồ công sở

Cách vệ sinh và bảo quản

Hãy lưu ý và ghi nhớ vải Mango dù là sản phẩm mang nhiều ưu điểm, giá thành phải chăng. Nhưng khuyết điểm lớn nhất của nó là nguyên liệu nhân tạo từ các sợi tơ tổng hợp và tơ hóa học. 

Do đó cách bảo quản và vệ sinh rất quan trọng, nếu như không cân nhắc những yếu tố sau đây sẽ có thể gây ra ảnh hưởng sức khỏe đối với người tiêu dùng về lâu về dài:

  • Nhiệt độ để giặt đồ: Tuyệt đối hạn chế sử dụng nước có nhiệt độ trên 30 độ C, vì nó sẽ làm chuyển hóa các chất hóa học trong nguyên liệu tơ nhân tạo.
  • Không vắt, xoắn với lực mạnh: vải Mango có khả năng đàn hồi kém hay hiểu cách khác là ít co dãn, nên nếu làm mạnh tay sẽ tạo ra sự nhăn nhúm.
  • Tránh giặt chung với đồ nhiều màu: Phân loại đồ trước khi giặt là điều cần thiết, để tránh gây loan màu và ố màu.

Giá Vải Mango

Với tất cả ưu điểm và nhược điểm nếu trên, chắc chắn có không ít đối tượng lầm lẫn và cho rằng vải Mango sẽ có giá thành khá cao. Tuy nhiên, bất ngờ thay, tầm giả vô cùng phải chăng phù hợp với nhiều đối tượng, với sự dao động trong khoảng cho phép từ 45.000 đồng – 90.000 đồng cho một mét.

Một phần có thể đem về mức giá tương đối là nhờ nguyên liệu hoàn toàn từ nhân tạo, thích hợp để các nhà máy sản xuất lựa chọn chi phí đầu vào của giá nguyên liệu, gia tăng phí gia công, để nâng tầm sự hoàn thiện của sản phẩm trên thị trường. Sức cạnh tranh cũng sẽ cao hơn so với những đơn vị khác. 

Ngoài ra, trong cuộc giao dịch này người có lợi không chỉ là nhà cung ứng, mà khách hàng, những người tiêu dùng cũng được mua sản phẩm đẹp, sang, xịn với mức giá phải chăng. Tiếp tục duy trì và phát huy sự bình ổn giá này, rất khó để tìm thấy loại chất liệu thứ hai như Mango.

Vải Mango có giá thành khá cao
Vải Mango có giá thành khá cao

Kết luận 

Vải Mango đúng là một loại chất liệu mang nhiều ưu điểm cho đời sống, nhất là giá thành vô cùng phải chăng. Tuy nhiên nếu bạn là người tiêu dùng hãy cẩn thận và đọc kỹ lưu ý khi vệ sinh để đảm bảo an toàn nhé!

Xem nhiều nhất