Vật liệu may váVải lanh là vải gì? Tìm hiểu đặc tính và công dụng...

Vải lanh là vải gì? Tìm hiểu đặc tính và công dụng của vải

Có rất nhiều chất liệu vải được sử dụng trong ngành may mặc và mỗi chất liệu sẽ có những ưu điểm và nhược điểm riêng, tùy vào nhu cầu của mỗi người mà sẽ chọn chất liệu phù hợp cho từng môi trường khác nhau. Trong đó vải lanh là một chất liệu vải vô cùng quen thuộc và thu hút sự quan tâm của nhiều người. Vậy bạn đã hiểu hết những đặc tính của chất liệu vải này chưa?  

Vải lanh là vải gì?

Vải lanh (tên tiếng Anh là vải linen) được sản xuất chủ yếu từ xơ, vỏ và sợi của cây lanh thiên nhiên. Loại vải sợi lanh ở Tây Âu có chất lượng tốt nhất trên thế giới. Mặc dù có nhiều đặc điểm giống với vải bông nhưng vải sợi lanh lại được làm từ thân cây thay vì làm từ các quả nang mọc xung quanh hạt bông.

Nguồn gốc của vải lanh

Vải lanh được biết tới như một chất liệu vải có lịch sử lâu đời nhất, bởi những nhà khảo cổ học hiện đại đã tìm ra bằng chứng cho thấy các dân tộc thời đồ đá ở Châu Âu, đã bắt đầu sản xuất hàng dệt từ vải sợi lanh từ khoảng 36.000 năm trước.

Sau đó, có nhiều bằng chứng lịch sử xuất hiện trong những ngôi nhà cổ được xây dựng trên bờ hồ của Thụy Sĩ vào khoảng 10.000 năm về trước. Theo suy đoán của nhà khảo cổ học, vải sợi lanh được thuần hóa đầu tiên ở Mesopotamia cổ đại, nhưng chủ yếu được dành riêng cho giai cấp thống trị. Loại vải này cũng được sử dụng khá phổ biến ở Ai Cập cổ đại.

Từ thế kỷ thứ 12 sau Công Nguyên, Ireland đã trở thành nơi sản xuất vải sợi lanh chính của châu Âu, và cho đến thế kỷ 18, khi thương mại phát triển mạnh thì thị trấn Belfast được biết với tên gọi là vải lanh “Linen Opolis”. 

Ngày nay, do quá trình sản xuất loại vải này cần quá nhiều chi phí cũng như công sức và thời gian sản xuất, chính vì thế nguồn vải lanh cao cấp giờ chỉ có nguồn gốc từ các quốc gia như Ý, Bỉ, Ấn Độ, Ba Lan,…

Nguồn gốc của vải lanh
Nguồn gốc của vải lanh

Đặc tính của sợi vải lanh

Khi tiếp xúc với vải lanh sẽ cho ta cảm giác mát mẻ, sờ vào thì cảm giác mịn và khi giặt thì cảm thấy mềm hơn. Nếu quần áo không được bảo quản tốt sẽ rất dễ có nhiều nếp nhăn, co nhàu. Những vị trí đó rất dễ bị đứt các sợi chỉ lanh, từ đó rất dễ hư hỏng. Vị trí dễ bị nhất đó chính là ở cổ áo, đường viền hoặc những nơi bị nhăn khi ủi đồ.

Vải sợi lanh thường có độ bóng tự nhiên rất cao, màu sắc của chúng có thể thay đổi từ màu trắng ngà, nâu vàng, màu mộc và có thể là màu xám. Vải lanh trắng tinh cũng được tạo ra như nhiều loại vải khác nhưng thêm công đoạn tẩy trắng kỹ trước khi đem đi nhuộm.

Vải có tính chất dày và mỏng, tạo cảm giác trơn nhám, điều đặc biệt ở đây là nó có thể thay đổi từ cứng thô, đến mềm mại và mịn màng. Khi được xử lý đúng theo quy chuẩn thì vải có khả năng hấp thụ và xả nước rất nhanh chóng. Nó có thể đạt được độ ẩm mức tối đa là 20% mà không gây cảm giác ẩm ướt khi sử dụng.

Về độ bền và chắc của vải sợi lanh thì khỏi phải bàn cãi, nó là một trong số hiếm các loại vải mà khi bị ướt lại chắc hơn là khi khô. Các sợi lanh không chịu được khả năng kéo giãn và có khả năng chịu mài mòn tốt. Tuy nhiên, do các sợi lanh có tính đàn hồi thấp nên vải sẽ bị đứt nếu nó thường xuyên bị gấp và ủi tại một vị trí liên tục nhiều lần.

Ưu và nhược điểm của vải lanh

Mỗi loại vải đều có những ưu nhược điểm riêng, vậy ưu nhược điểm của vải lanh là gì? Hãy cùng tiếp tục theo dõi phần nội dung dưới đây.

Ưu điểm vải lanh

Vải lanh được nhiều người ưa chuộng và được sử dụng rất phổ biến trong ngành may mặc nhờ có đặc tính tốt như: 

  • Nhẹ nhàng, mềm mịn: Với chất liệu từ thiên nhiên, loại vải này khá nhẹ và mềm mịn hơn các loại vải khác. Bạn chỉ cần sờ bằng tay cũng cảm nhận được độ mềm mại và mát lạnh của loại vải này.
  • Thấm hút mồ hôi tốt: Một trong những ưu điểm tuyệt vời của loại vải này chính là thấm hút mồ hôi tốt. Đây là loại vải “thần thánh” của mùa hè, bởi chúng có khả năng thấm hút mồ hôi cao, đem lại cho người mặc cảm giác thoải mái và thoáng mát.
  • An toàn cho sức khỏe và không kích ứng da: Một điểm vô cùng đặc biệt của loại vải sợi lanh này chính là độ an toàn vô cùng cao, đảm bảo không gây dị ứng da cho người dùng nó. .
  • Màu sắc đa dạng: Màu sắc luôn là vấn đề được người dùng quan tâm hàng đầu, và vải sợi lanh có thể đáp ứng hoàn hảo mọi sở thích, nhu cầu của người dùng. Loại vải này có màu sắc rất đa dạng và cực kỳ thích hợp để nhuộm hay dễ dàng cho việc phối đồ.
  • Thân thiện với môi trường: Cây lanh không cần sử dụng nhiều nước và hoá chất khi trồng, rất dễ trồng ở những vùng khí hậu mát mẻ. 
Ưu điểm vải lanh
Ưu điểm vải lanh

Nhược điểm

Ngoài những ưu điểm tuyệt vời kể trên thì vải lanh vẫn có một vài nhược điểm nhất định như: 

Độ co giãn thấp: Vì được sản xuất 100% từ sợi tự nhiên nên độ đàn hồi của vải sẽ kém hơn những loại vải khác được làm từ thun, Cotton. Bạn nên tránh mặc đồ quá bó làm từ chất liệu lanh này khi cần hoạt động mạnh.

Vải sợi lanh dễ nhăn: Thực tế, đây là nhược điểm của tất cả các loại vải được làm từ nguyên liệu tự nhiên.

Phân loại các loại vải sợi lanh

Mặc dù tất cả các loại vải sợi lanh đều có nguồn gốc từ sợi lanh và được qua xử lý, quá trình kéo thành sợi. Nhưng chỉ có vài biến thể chính trong kỹ thuật dệt tạo ra những loại khác nhau:

Vải lanh gấm hoa

Vải sợi lanh gấm hoa được trang trí rất công phu và tinh tế, nó được tạo ra trên khung dệt jacquard để tạo ra kết quả cuối cùng tương tự như việc thêu thùa. Vải Damask không được thiết kế để sử dụng hàng ngày mà nó phổ biến hơn trong thiết kế các vật dụng trang trí.

Vải lanh dệt thoi

Vải lanh dệt thoi được sử dụng để làm khăn lau bát đĩa, khăn bông hay khăn lau tay. Loại vải này tuy được dệt tương đối lỏng lẻo nhưng vẫn có tính bền cao.

Phân loại các loại vải sợi lanh
Phân loại các loại vải sợi lanh

Vải sợi lanh dệt thưa

Vải sợi lanh dệt thưa có khả năng thấm hút rất cao, nhưng nó là loại vải lanh kém bền nhất. Vải sợi lanh dệt thưa được sử dụng để làm tã lót và băng vệ sinh có thể tái sử dụng. 

Vải lanh dệt tấm 

Các đồ dùng hay trang phục thường được làm từ vải lanh dạng tấm do không có kết cấu, bề mặt mềm và kiểu dệt khít chặt. Loại vải sợi lanh này thường có số lượng sợi chỉ cao hơn dạng khác. Nó còn được gọi là vải đũi, thường được dùng để may các bộ drap chăn ga gối đệm hoặc cũng có thể may đồ mặc ở nhà.

Vải sợi lanh lụa

Vải sợi lanh lụa là loại vải pha, được pha trộn từ hai chất liệu là lanh và lụa, hai chất liệu mềm và mát kết hợp với nhau tạo nên loại vải chất lượng cao, khá được ưa chuộng vì khả năng hút ẩm tốt. Vải sợi lanh lụa đang rất thịnh hành để may các dạng áo dài vì tính chất vừa cổ điển vừa hiện đại. 

Ứng dụng của vải lanh

Với những ưu điểm vốn có, vải sợi lanh được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như thiết kế nội thất nhà cửa, trong ngành thời trang…

Ứng dụng vải sợi lanh trong ngành nội thất và thiết kế

Trong ngành nội thất và thiết kế, vải lanh được ứng dụng nhiều trong sản xuất bao gối, rèm cửa, bọc sofa, ga trải giường… Chất liệu vải với độ bền cao, khả năng thấm hút tốt và mềm mịn nên rất thích hợp để làm ga trải giường, mang đến cho bạn một giấc ngủ tuyệt vời bởi  sự êm ái và mịn màng của chất liệu vải.

Ngoài việc trang trí phòng ngủ, vải sợi lanh cũng được sử dụng để làm bọc sofa cho phòng khách. Các loại vải thường dùng là lanh tưng hay lanh sợi thô. Đặc điểm của các loại vải này chính là dùng càng lâu càng sáng bóng, mềm mại và không dễ bị xù lông. Nên bề mặt vải may có độ đàn hồi tốt, rất thích hợp cho việc che phủ cho các ghế sofa dài và rộng.

Ứng dụng của vải sợi lanh trong ngành nội thất và thiết kế
Ứng dụng của vải sợi lanh trong ngành nội thất và thiết kế

Thời trang với vải sợi lanh

Bên cạnh việc được ứng dụng để trang trí nội thất phòng ngủ, phòng khách hay căn bếp, vải lanh còn được ứng dụng nhiều trong thiết kế trang phục. Ưu điểm của nó chính là mềm mại và thoáng mát, thích hợp cho việc may các loại trang phục như: áo sơ mi vải linen, đầm suông vải linen hay áo dài vải linen

Vải sợi lanh có khả năng hút ẩm rất tốt nên chúng được sử dụng chủ yếu trong việc may đồ đi biển hoặc may những bộ trang phục cho mùa hè.

Cách bảo quản vải lanh tốt nhất, độ bền lâu

Để nâng cao tuổi thọ và thẩm mỹ cho sản phẩm dệt may bằng vải sợi lanh thì bạn cần có cách vệ sinh cũng như bảo quản tốt, hợp lý hơn, chẳng hạn như:

Sử dụng chế độ giặt máy nhẹ nhàng, với lượng nước tối đa tương ứng với số lượng đồ giặt nhằm hạn chế tình trạng nhăn nhúm. Để giúp đồ sạch hơn, bạn hãy phân loại đồ theo màu sắc, kích thước với số lượng hợp lý.

Sử dụng bột giặt không chứa nhiều thành phần chất tẩy, dùng lực nhẹ nhàng không nên cọ xát hoặc vắt quá mạnh. Trước khi phơi phải xả sạch bột giặt để đồ giữ được màu tốt, hạn chế gây tổn thương cho vải lanh.

Lưu ý khi sử dụng vải lanh

Để tăng sức bền cho vải lanh, chúng ta cần phải sử dụng và bảo quản chúng một cách cẩn thận. Dưới đây là một số lưu ý quan trọng khi sử dụng loại vải này: 

Lưu ý khi sử dụng vải lanh
Lưu ý khi sử dụng vải lanh
  • Nên giũ cho đồ thẳng trước khi phơi, không cần vắt khô nước và phơi bằng móc để vải được thẳng và không có các vết nhăn hay nếp gấp.
  • Nên ủi ở nhiệt độ khoảng 240 độ C, không nên ủi với mức nhiệt độ cao hơn vì dễ phai màu. 
  • Phơi đồ ở nơi thoáng mát, phơi dưới bóng râm, hạn chế phơi dưới ánh nắng trực tiếp, gây tổn hại đến độ bền và màu vải. 
  • Hạn chế việc sử dụng chất tẩy áo quần khi giặt. 
  • Nên giặt bằng tay, hạn chế giặt máy, nếu như giặt máy, phải cho vào túi lưới để tránh bị rách.

Kết luận

Trên đây là những thông tin đầy đủ về vải lanh là gì, quy trình sản xuất vải, phân loại vải và ứng dụng của vải trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Hy vọng với những thông tin bổ ích ấy, bạn sẽ hiểu rõ hơn về dòng vải này và có được sự lựa chọn hợp lý trong việc sử dụng các chất liệu vải nhằm mục đích khác nhau của mình.

Xem nhiều nhất