Vải đũi với sự miệt mài gia nhập vào quy trình sản xuất quần áo may mặc cho người tiêu dùng Việt và quốc tế. Đã trở thành gương mặt quen thuộc được nhiều thương hiệu trong và ngoài nước nhắm đến, phát huy thế mạnh và giá trị vốn có. Xứng đáng để mọi người quan tâm và theo dõi nhiều hơn.
Nguồn gốc của vải đũi
Mỗi đánh giá, nhận định đều có lý do của nó, không tự nhiên mà mọi người lại biết đến vải đũi là một loại vải mộc mạc, thô sơ, tự nhiên, nhưng lại vô cùng tinh tế. Bản chất của nó chính là phế phẩm trong quá trình ươm tơ tằm, trong khi tơ tằm chính là một trong những thành phần và nguyên liệu cốt lõi để có thể dệt ra thành phẩm lụa là gấm vóc.
Đây là cách tạo ra những loại vải thượng hạng, cao cấp. Từ thời xa xưa, những loại vải đẹp và chất lượng như thế chỉ dành cho những mệnh quan triều đình hay vua chúa. Người dân tầm thường sẽ không bao giờ có cơ hội được sử dụng để làm chất liệu may mặc cho mình.
Tuy nhiên, để dệt ra một góc lụa, phế liệu đã chiếm hơn 60% quá trình nuôi, ươm tơ, kéo tơ, dệt vải,… Chỉ còn lại 40 % là có thể trở thành nguyên liệu đạt chuẩn làm nên thành phẩm lụa. Nhiều nhà máy, xí nghiệp, kỹ sư có tiếng, đã nhìn ra được sự hoang phí, nên họ đã nghĩ cách để tiết kiệm và tận dụng tối đa nguồn nguyên liệu.
Bắt đầu sử dụng 60% phế liệu bị bỏ đi ấy, cho ra đời loại vải bình dân và kém chất lượng hơn loại thương hạng, nhưng vẫn đủ để đáp ứng nhu cầu “cái mặc” của dân thường trong xã hội bấy giờ. Những người lao động, thu nhập kém, “cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc” đối với họ mặc dù chỉ là một loại vải từ phế liệu, nhưng lại vô cùng trân quý.
Ưu và nhược điểm của vải đũi
Một loại vải trên thị trường, sẽ sở hữu nhiều ưu điểm, nhiều nhược điểm khác nhau, đó là lý do vì sao chúng cùng song song và tồn tại cho đến thời điểm này. Nếu như có một loại vải sở hữu toàn ưu điểm và không có bất kỳ một khuyết điểm nào. Chắc chắn, sẽ không bao giờ tìm thấy chỗ đứng cho vay đũi.
Bởi vì vải đũi là một loại sản phẩm được chế tác từ phế liệu, nên rất khó để cạnh tranh với các loại vải khác về mặt chất lượng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp với nhu cầu sử dụng khác nhau, trong mắt của người tiêu dùng vải toát ra toàn ưu điểm, bởi vì nhược điểm của nó không ảnh hưởng đến nhu cầu sử dụng.
Ưu điểm của vải đũi trong tiêu dùng
Ưu điểm lớn nhất của vải đũi mang đến cho người tiêu dùng, là cảm giác mịn màng, thoải mái, thông thoáng khi sử dụng quần áo được may từ chất liệu vải ấy. Nhờ vào kết cấu nhiều khoảng trống, dễ dàng cho không khí uyển chuyển luồng vào, hạn chế được tình trạng nóng bức, khó chịu cho người mặc.
Đối với những bạn có làn da nhạy cảm, thường xuyên cảm thấy ngứa, cộm khi mặc quần áo được sản xuất từ các loại vải trên thị trường. Nên ưu tiên cho chất đũi, vì dù gì bản chất hình thành vải đũi cũng là sợi lụa. Ngoài việc nó kém chất lượng hơn so với lụa thương hạng, nhưng vẫn lành tính vì 100% từ sợi tự nhiên.
Việc lựa chọn sử dụng vải đũi để làm chất liệu may mặc, là một trong những hành động góp phần bảo vệ môi trường. Mở rộng sự phổ biến của những sản phẩm thân thiện với thiên nhiên, với quy trình sản xuất hoàn toàn bằng thủ công, đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường trong quy trình chế tác.
Nhằm đạt mục tiêu gia tăng sự đa dạng, thu hút người tiêu dùng, các nhà sản xuất để cho ra nhiều hiệu ứng co nhăn đặc biệt, tạo nên những nếp gấp cực kỳ tinh tế. Giúp cho người mặc trở nên bắt mắt và lôi cuốn hơn trước ánh nhìn của mọi người.
Không giống như những loại vải khác, vải đũi được tạo ra cho nhu cầu của người lao động nên độ bền được đặt lên trên hết. Do đó, những bộ đồ làm bằng loại vải này có thời gian sử dụng khá lâu, nhưng không có dấu hiệu bay màu hay mục vải.
Nhược điểm
Không kể đến những vết nhăn được nhà sản xuất cố tình tạo ra để gây nên hiệu ứng cho người mặc. Trong quá trình sử dụng và bảo quản vải đũi không thể nào tránh khỏi những vết nhăn tự nhiên.
Bởi vì vải này có kết cấu khá mỏng, nên khi giặt giũ và phơi khô, nếu như không giũ quần áo trước khi phơi, sau khi quần áo khô sẽ để lại những vết nhăn rất khó chịu. Nhất là đối với những tín đồ yêu thích sự thẳng thớm của quần áo, sẽ không thích hợp với loại vải đũi.
Đặc điểm của vải đũi
Khi sử dụng những thành phẩm được tạo nên từ vải đũi sẽ tạo cho người mặc một cảm giác nhẹ nhàng, thoải mái và không hề bị nực nội vào những ngày trời nóng bức. Thành phần được làm hoàn toàn từ tự nhiên, nên vô cùng lành tính, khiến cho người mặc an tâm, nhất là những đối tượng có phần da mẫn cảm.
Khả năng ứng dụng vào sản phẩm của vải đũi cũng cao hơn so với những loại vải khác, sự đa dạng về mẫu mã, kiểu dáng đang dần được mọi người quan tâm và chú ý nhiều hơn. Bên cạnh đó, khả năng phản màu nhuộm của vải cũng vô cùng ấn tượng, giúp cho những loại quần áo sử dụng dòng vải này có màu sắc khá bắt mắt.
Quy trình sản xuất vải đũi bạn nên tìm hiểu
Vải đũi mang bản chất là sản phẩm của những phế phẩm từ lụa, nên chắc chắn công đoạn và quy trình để làm nên thành phẩm sẽ gian nan hơn rất nhiều. Bởi vì người thợ phải xử lý và tinh chế qua nhiều công đoạn khác nhau, hãy cùng theo dõi các bước thực hiện sau đây:
- Nấu sợi đũi: vải được dệt từ lụa thô, sợi đũi được tạo ra nên từ kén tằm, phải nấu kỹ để cho kén mềm ra và thả tơ.
- Kéo sợi: Đây là bước tốn nhiều công sức nhất, nên thường chi phí phát sinh sẽ dành cho nhân công gia tăng.
- Phơi sợi: Khi đã kéo thành sợi xong thì đảm bảo cho phần sợi được khô ráo hoàn toàn để đưa vào dệt vải.
- Dệt vải: Người thợ sẽ dùng vun đũi để dệt thành vải đũi, sau đó ứng dụng may quần áo, khăn lau,…
Phân loại chất liệu vải đũi
Hiện nay trên thị trường đang ưu tiên sử dụng 3 dòng vải đũi, để gia công và sản xuất những sản phẩm tương ứng. Bao gồm: Vải thô, vải xước, vải thêu hoa, vải khác,…
- Vải thô: tuổi thọ, sử dụng bền, thường dùng để may quần shorts.
- Vải xước: Mềm mịn hơn vải thô, thoáng mát, dày dặn nhất trong 3 dòng.
- Vải thêu hoa: Ngoài những đặc điểm chung của đũi thì còn được điểm thêm hình hoa văn, hình lá,…
Ứng dụng của vải đũi
Trước khi đi vào tìm hiểu những ứng dụng mà vải đũi đã mang đến cho cuộc sống, chúng ta nên nhìn lại ưu điểm vượt trội của nó. Để nhìn nhận và đánh giá xem sẽ phù hợp với những phương diện nào: mỏng nhẹ, mát mẻ, giá thành ổn định, sang trọng, trẻ trung,…
Với những điểm mạnh như vậy, dùng làm ráp giường, ráp gối, váy, đầm, sơ mi, áo dài, khăn trải,… không còn gì thích hợp hơn nữa, không những vậy khi lựa chọn dòng vải này để sản xuất kinh doanh. Chắc chắn, các doanh nghiệp có thể giảm được nhiều áp lực cạnh tranh với nhiều thương hiệu lớn.
Nếu có nhu cầu nâng cấp chất lượng sản phẩm sử dụng vải giá thành thấp này, hoàn toàn có thể phối cùng vải cotton để có lý do và điểm nhấn thu hút người tiêu dùng. Có rất nhiều lợi ích hay ho từ loại vải này, nhưng chưa thể khai thác triệt để.
Một số lưu ý khi mua vải đũi
Trước hết, không riêng gì việc mua vải đũi mà dường như khi mua sắm bất kỳ mặt hàng nào, người tiêu dùng cũng đều đặt giá thành lên yếu tố hàng đầu. Phải thỏa mãn tiêu chí “Thuận mua vừa bán”, cuộc giao dịch mới được diễn ra thành công, cho nên khi mua vải cũng không ngoại lệ.
Quan tâm và khảo sát giá kỹ lưỡng trước khi tiến hành giao dịch mua – bán, thông thường 1 mét vải đũi sẽ dao động giá trong khung ước tính 100.000 đến 250.000 đồng, cho loại phổ biến. Sỡ dĩ, có sự khác biệt vì chúng được phân loại theo từng mức độ chất lượng từ thấp đến cao.
Ngoài ra, riêng với công đoạn làm ra thành phẩm áo sơ mi, áo choàng,… Sẽ có mức giá dao động từ 200.000 – 500.000 đồng, bởi vì nó cần phần vải có độ hoàn thiện gia công tỉ mỉ hơn, nên có phụ thêm phần phí phát sinh cộng dồn trong giá bán. Nên nếu không nắm được những thông tin cơ bản này, việc mua vải sẽ khó khăn.
Hướng dẫn vệ sinh và bảo quản
Thành phần hình thành nên vải đũi được lấy nguyên liệu hầu hết từ thiên nhiên, do đó khi giặt ủi, bạn không được vò quá mạnh tay. Đối với những loại quần áo đắt tiền, do chi phí thiết kế cộng kèm, bạn càng không nên cho vào máy giặt.
Nếu làm như thế, sẽ làm cho vải bị xô và dễ đứt, bởi kết cấu của vải đũi khá mỏng, đường may vải không có khả năng co giãn nhiều như một số dòng vải khác. Nếu như muốn gia tăng tuổi thọ sử dụng, người tiêu dùng nên lựa chọn phương pháp giặt tay.
Bên cạnh đó, không phơi dưới ánh nắng mặt trời quá gay gắt, nói cách khác là không nên phơi trực tiếp, nên phơi qua tấm màn phân cách, hoặc phơi trong nhà. Không cần phải lo lắng về việc đọng mùi do không có gió và nắng làm khô, vì đa phần dòng vải này khi giặt xong, vắt kỹ là đã khô đến 80%, khả năng thông khí tốt.
Kết luận
Thông qua những hình ảnh và nội dung chia sẻ về vải đũi từ bài viết, chắc hẳn nhiều bạn đọc cũng đã hình dung được phần nào tiện ích mà chất liệu này góp phần vào sự phát triển của ngành may, mặc Việt Nam. Nếu như có nhu cầu mua để sử dụng, bạn nên xem rõ phần phân loại và lưu ý.