Bạn muốn học nghề thợ may. Bạn chuẩn bị tham gia một khóa học nhưng chưa biết phải chuẩn bị những dụng cụ quan trọng nào liên quan đến công việc của mình. Làm thợ may vá hãy ghi nhớ 6 dụng cụ thợ may thiết yếu nhất để thuận tiện cho quá trình học may của bạn phía dưới này nhé!
6 dụng cụ thợ may thiết yếu
1. Máy may
Trên thị trường hiện nay đang có rất nhiều dòng máy may của các hãng khác nhau như Brother, Yuki, Singer v.v… Tùy nhu cầu của bạn, bạn có thể mua máy may 1 kim 1 chức năng (là loại máy con bướm ngày xưa, có thể lắp thêm motor). Hoặc theo xu hướng hiện giờ của các chị em là máy may đa chức năng dùng trong gia đình (có nhiều chức năng như giả vắt sổ, thùa khuy, chạy rô đơ, mạng quần áo, thêu hoa lá, thêu tên v.v..)
Có thể bạn quan tâm:
- Tổng hợp những mẹo may vá cũng rất cần thiết cho chị em
- Tìm hiểu công việc thợ may – 5 điều cần biết trước khi vào nghề
- Lấy số đo chuẩn như thợ may cho nàng tha hồ diện đồ
2. Kim
Việc thay kim thường xuyên rất quan trọng. Hãy sử dụng đúng kim cho đúng loại vải và trọng lượng vải theo như hướng dẫn.
Thông số kỹ thuật của kim:
Kim được đánh số càng thấp thì kim càng nhỏ và số càng cao thì kim càng lớn. Thị trường Việt Nam hiện nay bao gồm các loại kim số 9, 11, 14, 16. Như vậy, kim số 9 là kim nhỏ nhất và kim số 16 là kim lớn nhất.
- Đối với các loại vải mỏng manh như lụa, kate mỏng, voan v.v.. Thì nên dùng kim số 9. Sử dụng kim lớn hơn sẽ tạo thành những lỗ kim rất lớn trên vải, khiến cho đường may xấu và vải thì bị lỗ kim không đẹp.
- Đối với vải dày như jeans, bố, simili v.v…Thì kim số 14, 16 là cần thiết vì nếu sử dụng kim nhỏ th sẽ không đủ cứng để đâm qua vải và dẫn đến gãy kim.
Lưu ý:
Hãy thay kim mới mỗi khi bạn may xong 1 sản phẩm nào đó. Hiện tượng chỉ không đều sẽ xuất hiện nếu kim của bạn bị tè đầu. Kim cũng có thể làm hỏng vải. Trừ khi bạn chỉ có nhu cầu may 1 lọai vải duy nhất. Vì thế, tốt hơn hết là bạn vẫn nên có nhiều cỡ kim khác nhau để khi cần là có để sử dụng.
3. Chỉ may
Chỉ may có rất nhiều dạng và kích cỡ khác nhau. May gia đình thì có 2 loại chỉ là cotton và polyester. Sử dụng chỉ lớn để may diễu hoặc may nút áo. Thường thì Việt Nam có các nhãn hiệu chỉ nổi tiếng như Tiger, Thiên Long v.v…. Tuy nhiên chỉ Tiger cho ra đường chỉ đẹp và đều nhất. Ít bị tưa và đứt chỉ.
4. Kéo cắt vải
Đây là một công cụ cần thiết để thực hiện thao tác may đầu tiên trên vải. Kéo may về cơ bản đều giống như các loại kéo thông dụng khác. Tuy nhiên, theo yêu cầu của việc cắt trên vải. Người ta đã thiết kế chiếc kéo có cấu tạo 1 phần tay cầm và một phần để thẳng giúp cho người sử dụng dễ dàng luồn kéo vào phía dưới mà không làm cong, vênh mặt vải khi cắt quần áo
5. Thước may, kim định vị, phấn may
Những vật dụng này không thể thiếu trong quá trình cắt may vì không có chúng bạn sẽ không thể đo, vẽ mẫu và cắt vải được.
Phấn may là loại phấn có cấu tạo hình tam giác, mỏng. Việc thiết kế phấn như vậy giúp cho việc vẽ, hoặc thiết kế trên vải được dễ dàng. Phấn mỏng giúp các mẹ vẽ các chi tiết cần độ chính xác cao. Tạo điều kiện cho việc may được chuẩn. Đặc biệt là khi vẽ đường may khi bổ túi.
Có thể bạn quan tâm:
- Tranh thêu là gì? Hướng dẫn thêu tranh chữ thập đơn giản
- Bảng size quần áo trẻ em theo độ tuổi đầy đủ và chuẩn xác
6. Bàn là
Bàn là là công cụ hỗ trợ đặc biệt trong nghề may. Sau khi may xong, để đường may được đẹp và chết nếp. Người ta thường sử dụng bàn là để là rẽ, là rập, là chết nếp đường may
Trên đây là 6 vật dụng cần thiết nhất mà bạn cần phải sắm để bắt đầu cho việc học may của mình. Chúc các bạn thành công và trở thành những thợ may giỏi.