Để phục vụ nhu cầu may vá ngày càng tăng, các máy vắt sổ cũng được thiết kế để phù hợp với yêu cầu của người tiêu dùng. Vậy đây là loại máy như thế nào, có bao nhiêu loại máy chính trên thị trường và cách sử dụng nó có khó không? Hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây để biết thêm thông tin.
May vắt sổ là gì?
Từ rất lâu chúng ta đã sử dụng kiểu may vắt sổ để may vải vóc phục vụ cho nhu cầu sử dụng của mình. Trong đó vắt sổ được coi là phương pháp phổ biến và tương đối dễ làm. Đây là cách sử dụng mũi chỉ vắt để cố định lại các mép trên tấm vải.
Máy vắt sổ sẽ có mục đích ghép và đính mép của mảnh vải tạo ra một sản phẩm hoàn chỉnh, hạn chế tình trạng sờn, thừa chỉ. Đồng thời tạo ra một sản phẩm chắc chắn với đường may đẹp và bền bỉ.
Để thực hiện được các đường may vắt sổ bạn có thể sử dụng phương pháp thủ công, tự làm tại nhà hoặc có thể sử dụng các loại máy may chuyên dụng. Khi sử dụng máy may các đường may sẽ được tạo ra với đường zích zắc, đảm bảo các mảnh vải được ghép vào với nhau chắc chắn nhất.
Hiện nay việc sử dụng máy đã phổ biến hơn rất nhiều, chúng được ứng dụng vào việc may các sản phẩm như quần áo, chăn, ga, khăn,…với số lượng lớn. Hỗ trợ hiệu quả công việc của con người đồng thời nâng cao năng suất làm việc một cách tối đa nhất.
Đặc tính và các kiểu may vắt sổ
Một máy may được cấu tạo từ những phần chính bao gồm:
- Kim máy: gồm 3 phần là đốc kim, thân kim và mũi kim, có tác dụng đưa các đường chỉ đi xuyên qua vật liệu, cố định và hoàn thành đường may.
- Cơ cấu móc: có 2 cơ cấu móc chỉ trên và dưới. Trong đó móc trên là cơ cấu có tác dụng đưa các sợi chỉ luồn vào móc dưới sau đó cố định trên vật liệu may.
- Cơ cấu xén mép: được cấu tạo từ 2 lưỡi dao cố định phía dưới và dao di động ở trên. Chúng thực hiện nghiệm vụ xén mép của các loại vật liệu và tạo ra những đường may gọn, đẹp, sát mép nhất.
Đặc tính cơ bản của đường may vắt sổ
Những thợ may nhiều năm kinh nghiệm cho biết rằng việc sử dụng đường may là phương pháp tối ưu nhất khi muốn các chi tiết trên vật liệu vừa có độ co giãn vừa chắc chắn. Trong đó đặc tính cơ bản của kiểu may này là:
- Các mũi may được cấu tạo đơn giản theo cách móc kim hình zích zắc, chiếm ít diện tích khi sử dụng trên vật liệu.
- Đường may mang lại đồ đàn hồi lớn sau khi hoàn thành thành phẩm, không bị giới hạn.
- Bên cạnh đó các dao xén mép vải trên đường may được sử dụng một cách tự động giúp cho mép vải đều, đẹp hơn so với những kiểu may thông thường.
- Điểm đặc biệt nhất của đường may này là nó không sổ chỉ thừa ra bên ngoài do các đường may mép vải đã được bọc kín và vô cùng chắc chắn.
Một số kiểu may vắt sổ chính thường dùng
May vắt sổ cũng cần có kỹ thuật, người may cần nắm chắc được các kiến thức cơ bản khi thực hiện quá trình may vá. Trong đó các kiểu may chính là điều đầu tiên mà thợ may cần quan tâm.
- Kiểu may 1 chỉ: Được sử dụng cho các loại vải có đặc tính là dày dặn, khó đưa chỉ vào như da thú. Kiểu may này sử dụng những đường vắt sổ may từ duy nhất một loại chỉ khá chắc và dai.
- Kiểu may 2 chỉ: 2 loại chỉ chính được dùng trong các đường may trong phương pháp này là chỉ kim và chỉ suốt. Chúng có thể tạo ra thành nhiều đường may khác nhau theo hình zích zắc. Thông thường chỉ kim sẽ là sợi chạy ở bên trong và chỉ suốt sẽ chạy theo đường của mép vải. Trong một số trường hợp người ta cũng có thể đổi chúng lại với nhau.
- Kiểu may 3 chỉ: Đây là kiểu may gần như phù hợp với hầu hết mọi loại vải cơ bản, sử dụng chính là 3 mũi chỉ. Trong đó có 1 chỉ kim và 2 cò chỉ, chỉ kim may cố định các mép vải, chỉ cò may những đường phía trong tạo ra sự chắc chắn cho thành phẩm.
- Kiểu may 4 chỉ: Bao gồm 2 chỉ trên và 2 chỉ dưới, tạo nên đường may có độ co giãn tốt. Đây là kiểu may mang đến những sản phẩm tạo được sự thoải mái cho người sử dụng. Nó phù hợp nhất với các chất liệu như vải co giãn và vải cotton.
Cách phân loại máy vắt sổ
Máy vắt sổ có thể nói là công cụ hỗ trợ hữu ích cho chúng ta để tạo ra được những đường may cố định, giữ được lâu. Có rất nhiều loại máy được cung cấp trên thị trường, cách phân loại chúng phổ biến nhất là dựa vào số mũi chỉ và thương hiệu của sản phẩm.
Phân loại theo thương hiệu
Một cách phân loại khá phổ biến khác được áp dụng là thông qua nhận biết các thương hiệu khác nhau. Trong đó các thương hiệu sản xuất máy vắt sổ công nghiệp chuyên dụng hiện nay chủ yếu đến từ Nhật Bản, Đài Loan
Máy vắt sổ Juki
Có nguồn gốc từ Nhật Bản, đây là loại máy nổi tiếng lâu đời trong ngành may mặc. Hầu hết các sản phẩm máy may của thương hiệu này đều được người sử dụng đánh giá cao. Phù hợp với nhu cầu sử dụng cá nhân và quy mô công nghiệp, các đường may cho ra đẹp, đều với tốc độ may có thể lên tới 6000 mũi/phút.
Máy vắt sổ Yamato
Một loại máy khác cũng đến từ thương hiệu Nhật Bản, máy Yamato phù hợp để may cho nhiều chất liệu vải. Trong đó nổi tiếng nhất là máy kim 2 và 4, ưu điểm của máy may vắt sổ là độ bền, tốc độ may nhanh, áp dụng công nghệ hiện đại cho khả năng khóa đường may, mép vải hoàn hảo.
Máy vắt sổ thương hiệu Jack
Đây là loại máy đến từ Trung Quốc có thể cạnh tranh trực tiếp với các sản phẩm có nguồn gốc ở Nhật Bản. Giá thành của các sản phẩm máy may Jack vô cùng phải chăng nhưng vẫn mang đến chất lượng tốt, trang bị máy móc hiện đại, tiết kiệm tiêu thụ điện năng và cho ra các đường may vô cùng chắc chắn.
Thương hiệu Siruba
Được đánh giá là một trong số các loại máy may tốt nhất trên thị trường, sản phẩm của thương hiệu đến từ Đài Loan này được sử dụng tại hầu hết các khu dệt may. Linh kiện được gia công tỉ mỉ mang đến độ bền bỉ cao qua nhiều lần sử dụng, tốc độ vắt sổ 5000 mũi/phút giúp tiết kiệm điện và đẩy nhanh quá trình hoàn thiện sản phẩm.
Máy vắt sổ theo mũi chỉ
Máy phân theo số mũi chỉ được thiết kế dựa trên những nguyên tắc về đường may cơ bản. Theo đó có 5 kiểu may vắt sổ chính thì cũng có 5 loại máy tương ứng với nó. Cụ thể là máy 1 chỉ, 2 chỉ, 3 chỉ, 4 chỉ và 5 chỉ. Các máy sau có mức độ cấu tạo phức tạp hơn so với máy trước.
Tùy thuộc và chất liệu vải và đặc tính của từng đường may, người sử dụng sẽ lựa chọn máy phù hợp nhất. Nhưng thông thường máy may loại nào sẽ thích hợp để may với kiểu may tương ứng. Ví dụ máy 3 chỉ sẽ cho ra đường may phù hợp với kiểu may 3 chỉ, cho ra các mép vải gọn gàng.
Hướng dẫn cách vắt sổ bằng máy may
Các loại máy vắt sổ thường có cấu tạo khá đơn giản do đó cách sử dụng chúng cũng không quá phức tạp. Nếu bạn là người mới học may thì cần phải chủ động tìm hiểu các bước thực hiện cơ bản để tránh mắc phải các lỗi sai.
- Bước 1: Tiến hành khởi động máy, bạn nên đặt máy may trên bàn một cách chắc chắn, điều chỉnh độ cao phù hợp. Khi đặt máy xuống chú ý để phần có kim ở bên tay thuận của mình. Sau đó bật máy và đợi khoảng 5 phút cho máy khởi động.
- Bước 2: Chuẩn bị tiến hành may bằng việc chọn kiểu vắt sổ có trên máy. Mỗi loại máy đều có những ký tự riêng biệt được thiết kế để thông tin đến người sử dụng về các kiểu đường may. Do đó trước khi cho vải vào máy để thực hiện thì bạn cần chọn được kiểu may và đường may phù hợp.
- Bước 3: Lắp chân vịt, đây là bước quan trọng bởi linh kiện này giúp cho thợ may có thể dễ dàng điều khiển được lực, đường may, canh mép vải nhanh chóng hơn. Một lưu ý khi thực hiện bước làm này là hãy lắp chân vịt giả vắt sổ vào bên chân thuận của bạn để dễ thao tác trong quá trình sử dụng.
- Bước 4: Sau khi hoàn thành các bước trên thì việc còn lại của bạn chỉ là cho vải vào và ngồi may.
Nên mua máy may vắt sổ gì?
Khi lựa chọn bất cứ sản phẩm máy nào, người dùng đều cần phải biết mục đích và nhu cầu sử dụng là gì. Vì tùy vào mục đích khác nhau thì việc lựa chọn mua máy nào cũng có sự khác biệt theo.
Mua máy vắt sổ gia đình
Với nhu cầu sử dụng cá nhân, nhỏ lẻ hoặc đơn giản thì máy gia đình rất phù hợp với bạn. Nó sẽ giúp tiết kiệm chi phí, tiết kiệm công sức cho người sử dụng. Bạn có thể dùng nó với mục đích may vá các vật liệu cơ bản, quần áo đơn giản. Bên cạnh đó nó cũng có khả năng may và vắt sổ nhưng không quá hoàn chỉnh và đẹp mắt.
Máy vắt sổ gia công
Hay còn được gọi là máy công nghiệp, đây là loại máy được sử dụng cho các công xưởng quy mô vừa và lớn. Các máy này thường là máy 2 kim trở lên, áp dụng được với hầu hết các loại chất liệu từ vải dày đến thun, cotton.
Đồng thời nó cũng đảm bảo được độ bền bỉ, chắc chắn trong quá trình sử dụng. Tuy nhiên giá thành của nó thuộc mức khá đắt so với các loại máy may khác. Do đó nếu muốn mua nó để sử dụng nhỏ lẻ thì bạn cần cân nhắc kỹ càng.
Một số lỗi ở máy vắt sổ
Khi vận hành máy chắc chắn sẽ không tránh khỏi xuất hiện một số lỗi vặt. Dưới đây là các lỗi phổ biến nhất mà người dùng thường gặp phải trong quá trình sử dụng máy:
- Lỗi rối chỉ: Đây là lỗi thường xuất hiện nhất, nguyên nhân chủ yếu là do chất liệu vải dày khiến cho chỉ không xuyên qua được từ đó xuất hiện tình trạng rối chỉ. Bên cạnh đó có thể do tốc độ máy nhanh mà mũi kim chưa kịp luồn vào mép vải khiến cho việc lấy chỉ gặp khó khăn cũng có thể gây ra lỗi rối chỉ.
- Đứt chỉ: Khi máy chạy với tốc độ nhanh chậm đột ngột, không cố định thì có thể dẫn đến tình trạng đứt chỉ. Hoặc cũng có thể chỉ bị vướng hoặc căng vào vật thể nào đó. Việc đứt chỉ sẽ khiến đường may bị ngắt quãng và khiến thời gian hoàn thiện sản phẩm kéo dài hơn.
Bên cạnh đó còn có một số lỗi khác như: mắc chỉ sai, lắp kim sai, rãnh kim lệch, cuộn chỉ bị rơi hoặc lệch, trụ kim quá cao, khoảng cách giữa kim và móc lớn, gãy kim, kim và chỉ cò không khớp,…
Kết luận
Máy vắt sổ hiện nay được nhiều người lựa chọn sử dụng bởi sự tiện lợi và hiệu quả may vá cao mà nó mang lại. Tuy nhiên khi lựa chọn bất cứ sản phẩm nào bạn cũng cần tìm hiểu rõ ràng về kỹ thuật, thương hiệu, tuổi thọ. Hy vọng thông qua bài viết bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức liên quan đến loại máy may tiện dụng này và lựa chọn được sản phẩm phù hợp cho mình.