Vải cotton là một trong những loại vải có chất liệu khá dày dặn, tuy nhiên lại không hề mang đến cảm giác nóng nực cho người mặc. Sở hữu vô số ưu điểm nổi trội, được ứng dụng vào nhiều phương diện. Mỗi lần góp mặt, vải cotton đều nâng tầm giá trị sản phẩm. Nếu bạn cũng đang quan tâm về nó, đừng bỏ lỡ những thông tin sắp được chia sẻ sau đây.
Vải cotton là gì?
Vải cotton là một chất liệu được hình thành dựa trên sự kết hợp của rất nhiều sợi tự nhiên, với sự góp mặt chính của sợi bông, sợi hóa học. Đây được xem như là một trong những loại vải đóng vai trò chủ đạo trong ngành may mặc sẵn, xuất khẩu thời trang của Việt Nam.
Đối với những người am hiểu, sẽ không cần giải thích gì thêm. Nhưng đối với những người không có kiến thức chuyên môn về ngành vải, vẫn luôn hoài nghi và đặt ra câu hỏi vì sao vải cotton trở thành gương mặt sáng giá cho ngành may mặc Việt Nam.
Trả lời câu hỏi đó theo cách gần gũi và thực tế, khi nhìn vào những ưu điểm mà vải cotton mang lại cho người dùng nói riêng và cả ngành may mặc nói chung. Toàn là những thế mạnh có một không hai: thấm hút mồ hôi không chỉ nhanh mà còn tốt, thông thoáng, tạo cảm giác mát mẻ, chống mài mòn và bay màu hiệu quả,…
Đến thời điểm hiện tại, khi được đặt lên bàn cân và so sánh với rất nhiều chất liệu vải mới trên thị trường, nhưng vẫn chưa thể tìm thấy được cái tên nào đủ xứng đáng để có thể đứng ở vị trí của vải cotton. Điều này cũng đã ngầm nói lên được nhiều thứ, đẳng cấp, uy tín và chất lượng sẽ luôn là vĩnh hằng.
Quá trình sản xuất vải Cotton
Mặc dù, vải cotton là một trong những loại vải cực kỳ phổ biến tại Việt Nam, tuy nhiên không đồng nghĩa với việc sẽ có nhiều nhà máy sản xuất và cung cấp vải trên thị trường. Dù cho nó là chất liệu có lượng cầu lớn, thì tiêu chuẩn đặt ra chỉ được xem là đủ chất lượng, khi và chỉ khi khiến người dùng hài lòng.
Do đó, tất cả nhà máy và công nhân không được lấy lý do là vì phải cung cấp một số lượng lớn cho thị trường, nên làm tháo, làm nhanh cho chạy đủ số lượng. Số lượng quan trọng, nhưng chất lượng lại là yếu tố quan trọng hơn, nên cần phải phát triển song song hai phạm trù đó, theo quy định chuẩn logics như sau:
Công đoạn một: Thu hoạch và tập trung nguyên liệu
Xơ bông là nguyên liệu cốt lõi để hình thành nên những sợi chỉ dệt vải cotton, tuy nhiên, không phải mùa nào trong năm cũng có thể thu hoạch được nguyên liệu này. Trong chu kỳ 365 ngày, chỉ có thể canh vào dịp tháng 11 và 12 cuối năm, đây là thời điểm có thể gặt hái được số lượng lớn nhất, đạt tiêu chuẩn nhất.
Mặc dù, thời gian ngắn ngủi, chỉ vỏn vẹn kéo dài trong vòng hai đến ba tháng, nhưng có thể chia ra làm ba đợt thu hoạch, đợt một sẽ thu hoạch những quả bông nở, rụng dưới gốc cây; đợt hai 15 ngày sau, gom quả bông mọc ở phần giữa thân cây; đợt ba hay còn được gọi là tổng dọn, lấy hết quả bông nở còn lại trên cây.
Công đoạn một vẫn chưa dừng lại ở đó, sau khi chờ đợi nhiều ngày để có thể thu hoạch hết toàn bộ số bông mà cây cho ra, mới bắt đầu đi vào công việc phân loại. Với tiêu chí chung nhất, chỉ giữ lại những quả bông đủ tiêu chuẩn to, tròn, mịn, trắng sáng, tươi mới,…
Nhằm thực hiện mục tiêu chọn ra những quả bông tốt nhất, đưa đi phơi khô ở môi trường sạch sẽ, không lẫn tạp chất. Đảm bảo cho thành phẩm chất vải khi chào hàng người tiêu dùng chỉ có thể đánh giá “không thể hoàn hảo hơn”.
Công đoạn hai: Tinh chế bông và hình thành vải cotton
Công đoạn này tốn khá nhiều chi phí nhân lực, chất làm sạch, làm sáng, làm trắng bông,… Trước khi bắt đầu thực hiện vào các giai đoạn chính, phải đem bông tách ra lấy phần cái, làm sạch và loại bỏ đi những tạp chất bị lẫn trong xơ.
Sau khi rửa sạch và loại bỏ tạp chất, sẽ mang đi hông khô, khi đạt được độ khô nhất định, thì sẽ vận chuyển về các nhà máy tinh chế. Bông được những người công nhân nhẹ nhàng tách, giúp cho xơ không bị ảnh hưởng nhiều nhưng vẫn có thể khiến chúng rời ra.
Tiếp đến, xơ bông sẽ bắt đầu vào lò hơi để nấu và lọc lược nhiều lần, đảm bảo hết sạch hoàn toàn vi khuẩn. Xóa bỏ triệt để màu thiên nhiên và các axit hữu cơ trong quá trình nuôi trồng. Sau khi đã trải qua đủ các bước sơ chế bông, sẽ cho bông vào quy trình dệt vải, nhuộm màu, phân loại vải cotton.
Lịch sử hình thành chất liệu cotton?
Vào thời điểm Việt Nam mở cửa hội nhập quốc tế, đón nhận việc tiếp thu với nền tinh hoa hội tụ trong nông nghiệp, thủ công có sự góp mặt của nhiều máy móc, kỹ thuật hiện đại. Bắt đầu phát triển ngành may dệt, cây bông dần trở nên phổ biến và được trồng ở nhiều nơi.
Thay vì phải dùng tay để thu hoạch 3 đợt trong năm, giờ đây người dân đã tiết kiệm được kha khá sức lao động nhờ có sự hỗ trợ của máy thu gom. Dành lại phần sức đó cho việc kéo, dệt bông thành vải may quần áo. Tại thời điểm đó có nhiều loại thông dụng như vải cotton, vải phi bóng, vải đũi,…
Sau một khoảng thời gian đưa vào sử dụng cho hoạt động sản xuất quần áo may mặc, phục vụ cho nhu cầu trong nước cũng như xuất khẩu. Người thợ nhận ra sự phản hồi của người tiêu dùng, họ đánh giá cao tính tiện lợi và hữu ích của dòng vải cotton. Nên sau đó đã đẩy mạnh cung cấp, khai thác công suất để thỏa mãn người dùng.
Dù có nhiều ưu điểm nhưng nó vẫn là một loại vải, vẫn có tính mục và bay màu như một loại vải khác. Để khắc phục, nhiều nhà máy xí nghiệp đã thuê kỹ sư nước ngoài từ các nước phát triển để đào tạo xử lý công nghệ cao với chất hóa học, có khả năng làm vải mục lâu hơn, gia tăng độ bền, giúp cho vải cotton ngày càng hoàn thiện.
Có mấy loại vải cotton? & Phân biệt như thế nào?
Vải cotton không chỉ là một loại chất liệu phổ biến ở khu vực Việt Nam, mà nó là một loại có tiếng tăm trên thị trường quốc tế được nhiều quốc gia lựa chọn. Do đó, nhu cầu, thói quen tiêu dùng, sở thích ở mỗi vùng sẽ khác nhau, hãy theo dõi qua 11 loại cotton phổ biến nhất:
- Vải USA: ưu điểm của loại USA là độ dai và dày vượt trội hơn so với các loại khác, nhưng vẫn đảm bảo tính thông thoáng.
- Vải Poly: đây là loại thông dụng cho nhiều loại áo có cổ, kết hợp giữa sợi tự nhiên và sợi tổng hợp, để giảm bớt áp lực cạnh tranh về giá.
- Vải Satin: sử dụng nguyên liệu là sợi cotton truyền thống dệt theo chuẩn Satin.
- Vải lụa: dòng này có giá thành cao hơn so với những dòng khác cùng loại, do có sự kết hợp với tơ tằm thượng hạng.
- Vải Borip: mặc dù là cotton không pha, đảm bảo được mọi tính năng gốc, nhưng khá thô.
- Vải pha Spandex: kết hợp cotton hài hòa và tinh tế cùng sợi spandex.
- Vải nhung: thành phần chính của dòng vải này là nhung và cotton.
- Vải Ai Cập: xuất xứ từ Ai Cập, độ thông thoáng maximum.
- Vải cotton 100%: được tạo nên từ 100% cotton
- Vải 65/35(CVC): sự kết hợp giữa loại sợi PE và sợi cotton với tỷ lệ 35% PE:65% cotton
- Vải 35/65(Tixi): sự kết hợp của cotton và PE với tỷ lệ 35%PE:65% cotton
Cách nhận biết vải Cotton
Vải cotton là một trong những chất vải có giá thành khá cao trên thị trường, do đó nhiều thương hiệu lựa chọn để gia công, sản xuất cho tất cả sản phẩm mà họ cung cấp đến tay người tiêu dùng. Tuy nhiên, không phải đơn vị nào cũng sẽ uy tín và đảm bảo điều đó.
Đôi khi họ muốn mượn danh vải cotton để đánh lừa, thu lợi từ việc trục lợi lòng tin của khách hàng. Do đó, mà giờ đây người dùng cần phải nắm được cách phân biệt đâu là vải cotton thật. Sau đây sẽ là một số cách để giúp phân biệt chuẩn xác nhất cho bạn:
Cảm giác chất vải mang lại khi sờ
Khi chạm tay vào mảnh vải cotton, bạn sẽ có cảm giác rất dày dặn, mềm mại, nhưng không hề có hiện tượng bị rủ hay nhũn vải. Mặc dù, được biết đến là chất vải có độ thoáng mát cao hơn so với những loại khác, nhưng cảm giác khi chạm sẽ không truyền đến sự mát lạnh, như nhiều người đã lầm tưởng.
Đốt sợi vải và quan sát
Ngoài cách cảm nhận như phương pháp trên, chỉ cho ra đáp án ngờ ngợ 80%, bạn có thể lựa chọn việc thử nghiệm theo hóa học và vật lý, nó sẽ có ra kết quả chân thật và khoa học hơn. Thao tác thực hiện vô cùng đơn giản và dụng cụ đi kèm có sẵn trong mỗi gia đình:
- Cắt một khẩu vải được cho là cotton với kích thước nhỏ, đem đi đốt với lửa từ que diêm, hộp quẹt.
- Quan sát hiện tượng cùng đánh giá: Nếu như ánh sáng cháy thiên về màu hồng tươi và có khói xám bốc ra, sau khi cháy rụi không phát ra mùi hay sáp nhựa, thì đó là vải cotton chính gốc.
Vải cotton góp mặt vào sản phẩm nào?
Hiện nay, ta hoàn toàn có thể bắt gặp được trên thị trường có rất nhiều sản phẩm được gia công và sản xuất từ chất liệu vải cotton. Điều này đồng nghĩa với việc, loại vải này đang ngày càng trở nên phổ biến và được nhiều người tin dùng cho tất cả các phương diện của đời sống.
Vải cotton tham gia vào quá trình sản xuất quần áo may mặc sẵn để phục vụ cho tiêu dùng trong nước và ngoại quốc là điều khá bình thường. Ngoài ra, giờ đây loại vải này còn được ứng dụng để làm ráp giường, ráp gối, khăn tay, hộp quà, khăn trải, vỏ ghế,…
Kết luận
Vải cotton đã và đang chứng minh sức ảnh hưởng tầm cỡ trên thị trường, thông qua những ứng dụng quan trọng như: góp phần làm nên kinh tế của nhiều địa phương, sản xuất quần áo may sẵn,… Hỗ trợ cho xã hội một loại chất liệu với sự tiện lợi tối đa.