Nghề may vá được rất nhiều người lựa chọn theo học và rèn luyện, nó không chỉ mang đến thu nhập ổn định cho nhiều đối tượng mà còn là đam mê của vô số người. Nếu trong xã hội, không có thợ may thì sẽ là một sự thiếu sót vô cùng to lớn, xuất hiện nhiều bất tiện và hạn chế về cái mặc.
Nghề may vá là gì?
Nghề may vá sẽ thực hiện những công việc như may, vá, khâu, đo số liệu khách hàng, thiết kế quần, áo cho nam giới lẫn nữ giới. Đóng vai trò là nhà sản xuất đồ mặc cho toàn xã hội. Không chỉ là quần áo mặc tại nhà, mà còn có đồng phục trường học, công ty, tập đoàn,…
Nghề may vá bắt đầu xuất hiện và được mọi người công nhận là một ngành nghề kiếm ra thu nhập, vào cuối thế kỷ 12 và đầu thế kỷ 13. Trước đó, khái niệm về thêu thùa, may quần áo đã xuất hiện và được nhiều người biết đến, tuy nhiên nó chỉ mang hình thức và quy mô nhỏ.
Chủ yếu là lao động phụ thêm trong gia đình, hoặc trong làng, không chiếm phần lớn thời gian lao động của một người. Với hình thức là nhờ vả, không sử dụng tiền mặt cụ thể để làm thước đo giá trị, vẫn chưa có việc trao đổi giữa công may với các sản phẩm khác trong xã hội.
Nhưng dần dần người ta phát hiện, người thợ cần phải dành nhiều công sức vào nghề mới có thể tạo ra những thành phẩm đẹp và chất lượng. Họ không chỉ đánh đổi về sức lao động, thời gian, mà còn có cả chất xám. Thợ may xứng đáng được nhận một mức thù lao rõ ràng để có thể tạo ra thu nhập kiếm sống.
Công việc chính của thợ may
Những hoạt động của thợ may sẽ gắn liền với các dụng cụ và vật dụng quen thuộc như vải vóc, kim, chỉ, cúc, thước may, phấn may,… Thợ sẽ tận dụng những loại đồ dùng đó để thực hiện công việc thường nhật trong nghề nghiệp của mình:
Nhận đơn và ghi thông tin khách hàng
Đối với những người thợ may tự mở tiệm cho mình để kinh doanh và làm chủ. Thao tác nhận đơn và ghi thông tin hẹn lịch với khách hàng là một trong những công đoạn quan trọng không thể thiếu.
Bởi vì ở thời điểm công nghệ di động phát triển hiện nay, hầu như trước khi ghé tiệm để sử dụng dịch vụ may đồ, khách hàng thường có thói quen đặt lịch trước. Để tránh tình trạng khi đến cửa tiệm sẽ phải đối diện với việc khách quá đông, thợ may không rảnh tay.
Điều đó sẽ khiến cho người dùng phải chờ đợi và tốn thêm nhiều thời gian. Đồng thời khi hẹn lịch, họ có thể chủ động thời gian rảnh của bản thân, phù hợp với lịch trình của người may vá, tạo nên hiệu suất và công dụng tốt đẹp hơn giao dịch.
Lấy số đo của khách hàng
Công đoạn lấy số đo của khách hàng chính là một trong những công đoạn quan trọng nhất để phân biệt giữa người thợ may với người sản xuất quần áo may sẵn trên thị trường. Đối với quần áo thuộc hàng may sẵn, nhà sản xuất sẽ khảo sát để tính trung bình số đo của nhiều đối tượng.
Sau khi có được số liệu, kết hợp với máy móc xưởng may, cho ra những mẫu tương tự nhau, để bán với số lượng lớn. Trong khi đó, thợ may sẽ lấy số đo theo tiêu chuẩn riêng của từng đối tượng khách hàng.
May vá theo đúng yêu cầu người tiêu dùng dịch vụ đã nêu ra khi trao đổi ở bước 1. Tạo nên những mẫu thiết kế có một không hai, giúp cho người mặc cảm thấy tự tin và thoải mái hơn với bộ đồ được may cho chính bản thân mình.
Việc lấy số đo đóng vai trò rất quan trọng, nếu như người may vá có kĩ thuật yếu, công đoạn lấy số đo không tiêu chuẩn sẽ làm ảnh hưởng đến thành quả. Khiến cho sản phẩm khi hoàn thành sẽ không vừa ý khách hàng, cũng như đôi khi có thể trở thành phế phẩm vì khách hàng không vừa do rộng quá hoặc chật quá.
Tạo hình và lên ý tưởng
Ghi chú lại tất cả những thông tin, sở thích và thói quen tiêu dùng của khách hàng ở bước một, thông qua việc tận dụng cơ hội được trao đổi và nói chuyện tại buổi gặp mặt. Người thợ may vá sẽ bắt đầu lên ý tưởng và nghĩ đến những mẫu mã, phù hợp với những thông tin được ghi nhận lại.
Bắt đầu vẽ hình lên mẫu, phối màu, sau đó gửi trực tiếp cho khách hàng, để họ đánh giá xem đã hài lòng với mẫu thiết kế đưa ra hay chưa. Nếu như đã hài lòng, người may vá tiến hành đi vào quy trình may. Ngược lại, nếu khách hàng muốn thêm hay bớt bất cứ yếu tố nào, người thợ may vá cũng phải chiều lòng khách.
Trong trường hợp, với kinh nghiệm nhiều năm may vá, người thợ cảm thấy những yêu cầu khách hàng đưa ra có phần chưa hợp lý. Lúc này, nên thẳng thắng, nhẹ nhàng và tinh tế giải thích, để khách hàng hiểu ra và thu hồi lại những ý kiến sửa đổi không logics, tránh tình trạng thành phẩm cho ra không được đẹp mắt.
Cắt vải theo số liệu đo được từ khách
Ở công đoạn này, người thợ sẽ tiến hành sử dụng phấn may vẽ ra những đường nét theo số liệu được đo từ khách hàng ở bước hai. Do đó, nếu như ở bước số hai gặp sự cố, sẽ kéo theo nhiều sai lầm trong bước thứ tư, cuối cùng dẫn đến kết quả thành phẩm thu được có kích thước không tương thích với khách hàng.
Ngoài việc dựa vào số đo, khi may vá cần phải căn cứ vào bản vẽ để có thể chia vải thành các phân mảnh tương thích, đảm bảo khi ghép lại sẽ không bị chênh lệch so với những gì đã hình dung và liên tưởng. Những khối hình vẽ trong bản demo đa số là hình 3D, hỗ trợ cho việc đối chiếu một cách dễ dàng so với thực tế.
Tiến hành may vá
Ở thao tác này, người may vá sẽ bắt đầu dùng chỉ để có thể ghép các phân mảnh lại với nhau, tạo ra những hình hài của chiếc quần, chiếc áo,… Sau khi đã làm xong phần cơ bản, dựa vào sự sáng tạo và tay nghề của từng người thợ, mà xét cho thêm những hoa văn, đường nét chấm phá để tạo thêm sự độc đáo và điểm nhấn cho bộ đồ.
Đây cũng chính là giai đoạn để giúp cho người thợ có thể kiểm tra xem quá trình thực hiện có xảy ra lỗi hay không. Nếu như phát hiện mọi thứ đều bình thường, sẽ liên hệ với khách hàng để đến thử quần áo.
Nhưng vẫn chưa thể hoàn thành và kết thúc ở đây, vì sau khi khách thử, cảm thấy những số đo được dự trù, trừ hao trước đó cần có sự gia giảm để fit với cơ thể hơn. Người thợ sẽ tiến hành chỉnh sửa bóp vào hoặc nới ra để giúp cho sản phẩm trở nên hoàn chỉnh hơn trước khi giao đến tay khách hàng.
Điều kiện làm việc người may vá
Sau khi nhìn qua những công việc chính mà người thợ may vá phải làm trong một cuộc giao dịch với khách hàng. Có lẽ nhiều bạn đọc cũng đã hình dung được những yêu cầu, yếu tố về năng khiếu ở người thợ may cần có, để được mọi người công nhận sự chuyên nghiệp và lựa chọn hợp tác nhiều hơn.
Tuy nhiên, đó chỉ mới là phần cơ bản bên ngoài, để có thể trở thành một người thợ may vá giỏi, không chỉ có nhiều sự tác động, ảnh hưởng của yếu tố ngoại vi, mà bên trong mới chính là điều quan trọng nhất. Hãy cùng xem qua những thông tin cụ thể được liệt ra dưới đây:
Sự đam mê và nhiệt huyết với nghề may vá
Điều quan trọng nhất để duy trì thời gian làm nghề của một người thợ may đó chính là sự đam mê và nhiệt huyết. Mặc dù sẽ có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự chuyên nghiệp, tay nghề của người thợ may, cũng quyết định việc họ đi hay ở lại với nghề.
Nhưng cho dù có hoàn thành tốt đến đâu đi nữa, mà bản thân cảm thấy mình không có sự yêu nghề và không thực sự mong muốn cống hiến hết mình cho những sự nghiệp may mặc của toàn xã hội. Đến một giai đoạn hay một thời điểm nhất định, bạn sẽ chán ngán và từ bỏ nó dễ dàng.
Sự kiên trì và không ngừng rèn luyện
Khi đã có đam mê và nhiệt huyết đối với nghề, việc tiếp theo mà một người may vá cần phải làm đó chính là học tập và rèn luyện kiên trì, dù cho có khó khăn cũng sẽ không từ bỏ. Nếu có điều kiện và đủ khả năng về tài chính, nên lựa chọn theo học tại các trường đào tạo chuyên môn.
Trong quá trình theo nghề phải liên tục nhận mẫu và làm để nâng cao trình độ, người ta có câu học 9 không bằng hành 1. Do đó, phải đi đôi giữa học với hành thì kết quả nhận được sau quá trình rèn luyện sẽ khiến bạn hài lòng.
Vật dụng cần chuẩn bị khi may vá
Từ lúc bắt đầu cho đến khi kết thúc một công đoạn may vá phải trải qua rất nhiều quy trình khác nhau, trong mỗi quy trình cần có sự hỗ trợ của nhiều dụng cụ và vật dụng chuyên môn. Nếu như bạn là một người đam mê may mới tiếp cận với lĩnh vực, nên lưu ngay những cái tên được liệt kê sau đây:
- Giai đoạn đo số liệu: Thước dây, sổ, viết ghi chú, điện thoại,…
- Giai đoạn lên ý tưởng và phác họa ra vải: Phấn may, chỉ may, giấy vẽ, bút chì,…
- Giai đoạn may và ghép, cắt mảnh: Chỉ, kéo, máy may, ghim bấm,…
Những mẹo may vá hay cho chị em
Đối với chị em muốn may vá dễ dàng hơn thì nên tham khảo một số lưu sau đây, vừa là kinh nghiệm sau nhiều năm được chia sẻ, vừa là cảnh báo nên tránh:
- Lựa chọn máy may có chất lượng đạp chỉ tốt, để không làm hư đường may và vải.
- Nên tập may thường xuyên để không bị quên cảm giác đo đạc, cắt ghép,…
- Nên đo số liệu trừ hao cho đối tượng, tùy vào thời gian nhận may và trả đồ, vì bóp vào sẽ dễ hơn nới ra, phòng trường hợp người dùng tăng cân, phát tướng.
Kết luận
Thông qua những thông tin về may vá được chia sẻ một cách tận tình và chính xác, chắc hẳn quý độc giả đã có một cái nhìn rộng và sâu hơn về ngành nghề này. Nếu như có sự phù hợp và tương đồng giữa bản chất công việc với đam mê của chính bạn, hãy lựa chọn ngay và không nên chần chừ.